Bản gốc tiếng Nga của bài viết này được phát hành ngày 23/4/2020 tại trang web 1917.com nhằm mô tả chế độ cuar Putin tại Nga: nó đã ra đời như thế nào, có những đặc trưng gì, và nó có những khác biệt cơ bản ra sao so với các chế độ tư sản truyền thống mà chúng ta biết ở phương Tây.
[Source]
Tư bản Nga là tư bản độc quyền. Vào những năm 1990, tư bản công nghiệp và ngân hàng đã hợp nhất thành tư bản tài chính với các tập đoàn khổng lồ kiểm soát nền kinh tế quốc dân. Điều tương tự cũng tồn tại ở tất cả các nước tư bản phát triển. Tuy vậy, nếu quan sát kĩ hơn ta sẽ thấy, mặc dù có cơ sở kinh tế giống nhau, kiến trúc thượng tầng (tức là hệ thống chính trị) ở Nga và Mỹ, Hàn Quốc và Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, Đức và Trung Quốc khác nhau đáng kể.
Các nhà khoa học chính trị cố gắng giải thích những khác biệt này bằng cách sử dụng các thuật ngữ vô nghĩa như “mức độ trưởng thành của nền dân chủ” hoặc mô tả mọi thứ theo tính cách quốc gia chung chung. Ngược lại họ, những người Marxist đi tìm câu trả lời trong các quan hệ sản xuất, nhìn những khác biệt này trong quá trình phát triển lịch sử của chúng.
Nhà nước tư sản
Chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ non trẻ, khi mới bước vào vũ đài lịch sử, thường dựa vào các lực lượng dân quân được tổ chức dân chủ của chính giai cấp của nó – lực lượng bảo vệ quốc gia – để bảo vệ lợi ích của mình. Ở cấp địa phương, các chức năng trấn áp được đặt vào tay các cảnh sát trưởng và thẩm phán được bầu chọn. Bằng cách loại trừ các nhân tố vô sản và bán vô sản với ngưỡng tài sản và các trình độ khác, giai cấp tư sản đã tạo ra một nhà nước “tương đối rẻ tiền” của riêng mình. Hoa Kỳ có thể được coi là một ví dụ về hệ thống nhà nước như vậy cho đến cuối thế kỷ XIX. Sự ổn định của một nhà nước như vậy chỉ có thể thực hiện được khi có sự hiện diện với số lượng lớn của một giai cấp tư sản vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, việc tập trung tư bản tất yếu dẫn đến sự gia tăng các tầng lớp vô sản và vô sản bần cùng trong dân chúng nói chung. Rõ ràng, những người đại diện cho các tầng lớp này ít có khả năng sẽ bảo vệ tài sản của các nhà tư bản khỏi người nghèo hoặc từ các nhà tư bản nước ngoài, ít nhất là không tự nguyện, cũng không miễn phí. Bất kỳ hệ thống bóc lột trưởng thành nào không chỉ cần những người lính được vũ trang mà còn cần cả những nhà tù với cai ngục, cảnh sát, hiến binh cũng như thám tử, và cuối cùng là dịch vụ thuế, nơi lấy tiền của công dân thuộc mọi tầng lớp để hỗ trợ toàn bộ nền kinh tế. Quân đội cũng được chuyên nghiệp hóa, và cho dù hệ thống quân đội là được thuê hay nghĩa vụ quân dịch thì cũng cần quân đoàn sĩ quan bao gồm các chuyên gia.
Giới thành lập
Ở đây, lần đầu tiên xuất hiện một tình huống khó khăn – giai cấp tư sản giao quyền bảo vệ tài sản của mình cho một nhóm xã hội đặc biệt: sĩ quan và công chức. Nhưng những người này được tuyển dụng từ đâu? Và lòng trung thành của họ đối với chủ nghĩa tư bản được đảm bảo như thế nào? Ban đầu, chúng dành cho phần lớn quý tộc, những người xuất thân từ tầng lớp địa chủ suy tàn, nhưng cũng có con cái của các nhà tư bản, những người coi việc được nhận vào quân đội và giới tinh hoa nhà nước là một vinh dự. Xuất thân từ các giai cấp phù hợp, họ được liên kết với các nhà tư bản thông qua lối sống, giáo dục và quan hệ gia đình thông thường.
Ở đây cần lưu ý rằng những mối quan hệ dựa chủ yếu vào lịch sử này có xu hướng bị phá hủy khi chủ nghĩa tư bản phát triển, điều đó thể hiện ngày càng rõ hơn tính chất ký sinh của nó. Con cái của các nhà tư bản lớn không tha thiết thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc công ích. Dần dần, thông qua quá trình tuyển chọn của các học viện quân sự và các trường đại học ưu tú, ngày càng có nhiều thành phần từ các tầng lớp thấp hơn và các nhóm thiểu số trong quốc gia thâm nhập vào các không gian nhà nước này, những người mà hệ thống đã đồng hóa thành công.
Nền dân chủ tư sản
Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển lịch sử, áp lực của giai cấp công nhân buộc giai cấp tư sản phải thừa nhận quyền tham gia bầu cử. Kể từ thời điểm này trở đi, đa số cử tri là những người vô sản hoặc tiểu tư sản từ các thành phố và làng mạc, lao động tự do và nông dân. Bây giờ, trong các cuộc bầu cử ở tất cả các cấp, các ứng cử viên khác nhau không thể chỉ dựa vào lá phiếu của giai cấp tư sản. Việc lừa dối cử tri một cách có hệ thống là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và không phải lúc nào cũng có thể kết hợp với việc tiến hành các công việc kinh doanh của một người. Chính trị vì thế trở thành một nghề. Quá trình này bắt đầu với sự hình thành của các đảng tư sản.
Các chính trị gia tư sản nhận tiền riêng lẻ hoặc tập thể một cách có tổ chức từ các nhà tư bản, thông qua quỹ bầu cử, và nếu họ thắng cử, họ sẽ hành động như một người vận động cho quyền lợi của một nhà tư bản cụ thể và đồng thời, cả giai cấp tư bản nói chung. Các phương tiện truyền thông tư sản và “các chuyên gia chính trị” đóng vai trò chính trong việc biến tiền của các nhà tài trợ tư bản thành phiếu bầu. Tất nhiên, một chính trị gia không chứng minh được sự xứng đáng với số vốn bỏ ra sẽ ngay lập tức bị tước tài trợ và kèm theo đó là quyền tiếp cận với các phương tiện truyền thông.
Sự sắp xếp lý tưởng cho giai cấp tư sản là một hệ thống hai đảng, trong đó các cử tri, thất vọng với các chính sách chống lao động của một trong các đảng tư sản, có thể bỏ phiếu cho đảng kia, và sau một vài năm, lại bầu cho đảng cũ. Hệ thống như vậy đang tồn tại ở Hoa Kỳ.
Nếu một đảng quần chúng, đảng công nhân nổi lên trong nước, thì giai cấp tư sản cảm thấy cần phải đem những người lãnh đạo của đảng này vào thiết chế. Điều này được tạo điều kiện thuận lợi bởi một hệ thống dân chủ tư sản nhiều giai đoạn, nơi thông qua các nghị viện địa phương và khu vực, các cựu lãnh đạo lao động dần dần bị tha hóa, cả trực tiếp và gián tiếp, và bị ràng buộc với giai cấp thống trị và sự thiết lập của nó.
Nước Nga
Chúng ta cần lưu ý rằng giới thành lập như một hiện tượng lịch sử, xã hội và thậm chí cả văn hóa không tồn tại ở Nga. Tất nhiên, bạn có thể cho phép một vị tướng Liên Xô cũ ăn cắp, bán xe hơi và vật liệu của một đơn vị quân đội đóng quân ở Đức, dựa vào lòng trung thành của anh ta. Tuy nhiên, ngay cả sự tham gia có hệ thống của các quan chức nhà nước vào quá trình tư nhân hóa cũng không dẫn đến việc hình thành nên một giới thành lập như vậy. Bằng cách tư nhân hóa các doanh nghiệp do họ điều hành, các quan chức nhà nước đơn giản trở thành nhà tư bản, hình thành một giai cấp tư bản mới. Sau đó, dù tự nguyện hay dưới áp lực của một thế hệ quan chức mới, nhiều người trong số họ đã bán tài sản của mình ở Nga và di cư sang phương Tây, gia nhập hàng ngũ các nhà đầu tư hoặc những người cho thuê ở đó.
Ở đây, cũng giống như ở phương Tây, có một mối liên hệ giữa chủ nghĩa tư bản và bộ máy hành chính nhà nước, nhưng đây là một kiểu liên kết khác, một mối liên hệ biến các quan chức nhà nước thành nhà tư bản. Điều quan trọng là, quá trình này thường rất bạo lực, kèm theo việc tước đoạt một phần hoặc toàn bộ tư bản của các nhà tư bản tư nhân. Mở bất kỳ số báo nào của Novaya Gazeta cũng đủ để làm quen với những câu chuyện đau lòng về cuộc sống khó khăn của những doanh nhân tham lam thái quá đang sống mòn mỏi trong các nhà tù và thuộc địa của Nga. Rõ ràng, điều này là do giai cấp thống trị không có cách nào kiểm soát các cấp cao hơn của bộ máy quan liêu. Nhưng làm thế nào mà một tình huống như vậy lại phát sinh?
Tư nhân hóa
Không giống như ở nhiều nước Đông Âu, nơi mà sự đầu hàng của quần chúng cho chủ nghĩa đế quốc phương Tây khiến cho việc tư nhân hóa công nghiệp có thể phục vụ lợi ích của các tập đoàn phương Tây, những người hưởng lợi chính từ tư nhân hóa ở Nga là giám đốc doanh nghiệp nhà nước, quan chức và các ông chủ cấp cao hơn của đảng. Bộ máy quan liêu của chế độ Stalin, hay còn gọi là “nomenklatura”, đã tư nhân hóa các nhà máy vì lợi ích của chính họ. Một phần tài sản nhỏ hơn được phân phối thông qua tư nhân hóa chứng từ cho các nhân viên của cùng một doanh nghiệp.
Rõ ràng là tình trạng vốn bị phân tán cực độ hoàn toàn không tương ứng với trình độ phát triển kinh tế cao. Ví dụ, Aeroflot được chia thành vài trăm công ty khu vực, hầu hết trong số đó có hai hoặc ba máy bay. Trong điều kiện không có vốn đầu tư tự do và sự thô sơ của hệ thống ngân hàng, giá trị tài sản không ngừng giảm xuống. Các nhà tài phiệt tương lai đã mua tài sản bằng tiền nhận được từ việc bán sắt vụn hoặc thông qua các kim tự tháp tài chính. Hoạt động như vậy sẽ không thể thực hiện được nếu không có mối liên hệ với bộ máy quan liêu. Cuối cùng, các tài sản quan trọng đã được tư nhân hóa để cung cấp cho các nhà tài phiệt trong các cuộc đấu giá tài sản thế chấp và được thanh toán bằng tiền vay từ nhà nước.
“7 ngân hàng lớn”
Trong những năm cuối cùng dưới sự cai trị của Yeltsin, các doanh nghiệp lớn bắt đầu thiết lập quyền kiểm soát đối với hệ thống chính trị của đất nước. Các nhà tài phiệt đã sử dụng các phương pháp khác nhau để đạt được điều này: Gusinsky thông qua kiểm soát các phương tiện truyền thông, Khodorkovsky thông qua vận động hành lang nghị viện cổ điển (trên tất cả các nhóm nghị viện) và Berezovsky thông qua kiểm soát “siloviki” (các chính trị gia trong bộ máy quân sự) và giới tinh hoa trong khu vực. Vấn đề là các chủ ngân hàng thực sự gặm nhấm nhà nước từ trong ra ngoài, buộc họ phải phát hành GKO (trái phiếu chính phủ) với lãi suất ngày càng cao.
Tháng 8 năm 1998 kết thúc với một vụ vỡ nợ của chính phủ. Sau khi làm phá sản ngân hàng, các nhà tài phiệt “xóa nợ” cho nhà nước, thậm chí còn trở nên giàu có hơn. Các doanh nghiệp quy mô trung bình bị ảnh hưởng bởi mất khả năng thanh khoản trong tài khoản ngân hàng, đồng rúp sụp đổ, nhu cầu giảm, và các doanh nghiệp nhỏ cũng vì thế mà biến mất. Điều này hoàn toàn làm suy yếu sự ủng hộ đối với chế độ Yeltsin, không chỉ trong giai cấp công nhân, mà còn của hầu hết giai cấp tư sản. Miễn cưỡng, Yeltsin thỏa hiệp bằng cách công nhận chính phủ của các nhà kỹ trị Primakov-Maslyukov. Các nhà tài phiệt kiểm soát tổng thống, một người không kiểm soát được chính phủ. Trong khi đó, các nhà tài phiệt cần một chính phủ tự do cho phép họ thực hiện bước cuối cùng trên con đường biến những tên cướp có quân đội riêng và sát thủ thành những tỷ phú đáng kính – để trao đổi tài sản với các tập đoàn phương Tây, qua đó đảm bảo tính chính danh của họ.
Sự chuyển giao quyền lực cho Putin
Trong tình huống này, Berezovsky và cộng sự đã phát triển một kế hoạch để chuyển giao quyền lực cho một nền tự do “mạnh mẽ”. Tuy nhiên, Berezovsky đã mắc một sai lầm: ông đã không đọc luận văn của Putin vào năm trước. Putin thực sự hóa ra là một người theo chủ nghĩa tự do, nhưng không giống như Pinochet – mà giống như Chun Doo-hwan [cựu tướng quân đội Hàn Quốc từng giữ chức Tổng thống từ 1980 đến 1988]. Đây không phải là một tai nạn. Putin, cũng như các sĩ quan FSB khác, thấy quan hệ tài sản ở Nga mong manh như thế nào, nên ông hiểu rằng mình có thể đóng một vai trò quan trọng hơn là một con rối do Berezovsky giật dây.
Đây không phải là nơi để thảo luận về cách Berezovsky và Putin xoay xở để mở ra một “cuộc chiến thắng lợi nhỏ” ở Chechnya. Tuy nhiên, việc hợp nhất nhà nước đã gây ra những hậu quả hoàn toàn khác so với dự kiến của giới tài phiệt. Những người không đồng ý chấp nhận các quy tắc mới của trò chơi, hoặc rút lui hoàn toàn khỏi chính trường hoặc theo dõi từng chi tiết của Putin, đều bị đánh bại và tài sản của họ bị tịch thu. Ví dụ nổi tiếng nhất là Khodorkovsky và Yukos của ông ta, nhưng nhiều nhà tài phiệt khác cũng chịu chung số phận.
Khu vực công và “tái quốc hữu hóa”
Các tập đoàn chủ yếu liên quan đến sản xuất hydrocacbon hầu hết được trả lại cho nhà nước kiểm soát. Tổng công ty nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước tham gia (cổ phần chi phối được gọi là “cổ phần vàng”) hoạt động trong điều kiện thị trường. Việc này về mặt hình thức là vì lợi ích của cổ đông, nhưng thực chất là vì lợi ích của ban lãnh đạo cao nhất, những người mà việc bổ nhiệm nằm trong tay nhà nước chứ không phải cổ đông thiểu số. Việc quốc hữu hóa như vậy không liên quan gì đến nền kinh tế kế hoạch.
Sở hữu nhà nước ở đây chủ yếu phục vụ cho việc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi nguồn vốn tư nhân lớn (ví dụ, thông qua biểu giá điện đối với luyện kim màu và đường sắt). Nó chỉ là công cụ thứ hai để quản lý nhà nước về kinh tế, phát triển các lĩnh vực ưu tiên của nó, v.v.
Chủ nghĩa Bonaparte
Một tình huống mà giai cấp thống trị mất quyền kiểm soát đối với nhà nước và trở nên phụ thuộc vào nó đã được biết đến trong lịch sử. Khái niệm Chủ nghĩa Bonaparte tư sản được Marx đưa ra trong cuốn ngày 18 tháng sương mù của ông để mô tả chế độ chính trị của Nền đệ nhị Đế chế ở Pháp, khi các quan chức và thống đốc được bổ nhiệm bởi hoàng đế, nhưng các ứng cử viên chính thức đứng sau hoàng đế và các ứng cử viên khác tham gia vào các cuộc bầu cử quốc hội. Giai cấp tư bản thống trị được giữ lại tài sản, nhưng để bảo vệ lợi ích của mình buộc phải hoàn toàn dựa vào hoàng đế.
Lý do thành lập chế độ Bonapartist là do giai cấp tư sản không có khả năng duy trì quyền kiểm soát đối với giai cấp vô sản (và do đó đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về tài sản tư nhân) sau thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1848 và sự sụp đổ của nền dân chủ tư sản hạn chế của nền Cộng hòa thứ hai. . Giai cấp tư sản im lặng đồng ý với việc hạn chế quyền tự do kích động, hội họp và câu lạc bộ, chỉ trong chừng mực họ hiểu rằng đây là cách duy nhất để ngăn chặn việc chuyển giao quyền lực vào tay giai cấp vô sản ở Paris và Lyon, nơi mà vô sản chiếm đa số dân số.
Cam kết bảo tồn xã hội có giai cấp hiện có, Louis Bonaparte đã kết hợp đàn áp chính trị chống lại những người cộng sản với việc hợp pháp hóa các tổ chức công đoàn (trong nửa sau của triều đại của ông) và công nhận quyền đình công cho công nhân lần đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại. Cố gắng tỏ ra là một chính trị gia mạnh mẽ, hoàng đế theo đuổi một chính sách đối ngoại chủ động, viên ngọc quý của nó là “cuộc chiến thắng lợi nhỏ” với Phổ, dẫn đến thất bại của quân đội Pháp và Công xã Paris.
Nền tảng và kiến trúc thượng tầng
Nhà nước là công cụ trong tay của giai cấp thống trị. Câu nói này chắc chắn là đúng nói chung. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lịch sử của các xã hội có giai cấp, chúng ta sẽ thấy toàn bộ những thời kỳ khi nhà nước – tức là bộ máy quan liêu – quản lý để khuất phục giai cấp thống trị, làm tê liệt ý chí và điều hành đất nước mà không có sự tham gia thực sự của họ. Một ví dụ là Đế chế La Mã muộn, nơi mà Thượng viện – cơ quan dân chủ của tầng lớp sở hữu nô lệ – gần như đóng vai trò lính gác dưới quyền của các hoàng đế, người mà các hộ vệ Pháp quan lên nắm quyền và phế truất. Chế độ chuyên chế của châu Âu với “Sun King”, người mà bộ máy quan liêu đã nâng ông lên trên các nam tước, không chỉ tước bỏ quyền thu thập các nhiệm vụ hoặc xét xử những kẻ bị kết án, mà thậm chí – thật đáng xấu hổ – để đấu tay đôi! Nếu lật lại lịch sử thế kỷ 20, chúng ta có thể kể tên Tưởng Giới Thạch, người đã kết hợp nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên thị trường với một hệ thống chính trị trong đó mọi quyền lực đều nằm trong tay bộ máy quan liêu của Đảng Quốc dân đảng.
Các chế độ Bonapartist nhìn có vẻ cực kỳ ổn định, nhưng mâu thuẫn nội bộ chắc chắn nằm sau sự ủng hộ chính trị rõ ràng của họ. Một mặt, có nạn tham nhũng công khai và việc các quan chức nhà nước trực tiếp chiếm đoạt tài sản – vì giai cấp tư sản không có cách nào khác để hạn chế chế độ chuyên quyền của họ ngoại trừ thông qua “kiến nghị lên Bonaparte”. Mặt khác, “Bonaparte” đứng trước các giai cấp bị áp bức với tư cách là nhân vật chính trị chịu trách nhiệm về mọi thứ. Không giống như chủ nghĩa tư bản tự do nơi cảm giác tội lỗi không bị đẩy lên cá nhân. Người đứng đầu phải đảm bảo, nếu không muốn nói là thịnh vượng thì ít nhất cũng phải đảm bảo một số yếu tố của một nhà nước xã hội. Nếu ngai vàng bánh gừng bị vỡ vụn, thì bạn phải ngồi trên lưỡi lê! Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế kéo dài, các chế độ Bonapartist có thể chuyển đổi một cách hòa bình thành các nền dân chủ tự do, nhưng trong một cuộc khủng hoảng, khả năng sụp đổ sẽ cao hơn.
Về Putin
Chúng ta đã thấy việc các nhà kinh doanh lớn dựa vào Putin như thế nào, lý luận rằng sau cuộc khủng hoảng, ông ấy sẽ thấy mình trong điều kiện hoàn toàn bị cô lập về chính trị và bị bao vây bởi những quần chúng chán chường. Bằng cách chuyển sự chú ý của quần chúng sang Chechnya, Putin đã ổn định tình hình chính trị, và sau đó là việc giảm lương thực tế và khả năng đầu tư vào sản xuất dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng được hỗ trợ bởi giá dầu cao hơn. Tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng này đã bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động đến nền kinh tế Nga.
Một mặt, điều này dẫn đến việc giai cấp tiểu tư sản và trung lưu trở nên rất hoài nghi và thất vọng đối với Putin. Mặt khác, các nhà chức trách nhận thấy nền kinh tế Nga phụ thuộc vào thị trường thế giới như thế nào. Hậu quả của việc này là các cuộc biểu tình rầm rộ trong năm 2011-12 và việc Putin tìm kiếm một cơ sở xã hội mới và một “cuộc chiến nhỏ thắng lợi” khác.
Bán đảo Crimea và cấm vận
Theo quan điểm của giới Đại tư bản Nga, những người đã mất nhiều tài sản ở Ukraine vào năm 2004, việc sáp nhập Crimea là một cuộc phiêu lưu điên rồ, bởi nó đã dẫn đến các lệnh trừng phạt kinh tế và kéo theo đó là trì trệ kinh tế. Putin có lẽ đã thấy trước điều này, và sau đó có thể giết chết hai con chim bằng một viên đá: thứ nhất, để giành lại sự ủng hộ lớn từ những người Nga sợ hãi bởi Maidan và được truyền cảm hứng bởi cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, và thứ hai, bắt đầu hồi hương vốn cho Nga do các lệnh trừng phạt hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn nước ngoài giá rẻ, thiết lập quyền kiểm soát đối với các tập đoàn lớn độc lập cuối cùng trong lĩnh vực bán lẻ (ví dụ, Magnit) và truyền thông (Tele2).
Sự phát triển của cơ sở xã hội của chế độ đã dẫn đến việc tạo ra một số phong trào quần chúng ủng hộ Tổng thống, nhưng rõ ràng là ông không tìm cách sử dụng dù chỉ 10% khả năng của các phong trào này. Putin không tìm cách thành lập các biệt đội vũ trang của những người ủng hộ ông, ông thích tăng cường Lực lượng Vệ binh Nga hơn.
Chủ nghĩa Bonaparte và chủ nghĩa phát xít
Chủ nghĩa phát xít bắt đầu như một phong trào của tầng lớp tiểu tư sản nhằm chống lại phong trào của quần chúng vô sản. Trong một cuộc khủng hoảng, nó bị kẹt giữa giai cấp vô sản cách mạng và tư bản lớn và đang tìm kiếm một lối thoát triệt để với việc thành lập các băng đảng phát xít bao gồm hầu hết giai cấp vô sản bần cùng. Không thể tự mình lên nắm quyền, họ tìm kiếm cơ hội thỏa thuận với tư bản lớn Đối với các nhà tư bản lớn, đây là một biện pháp cực đoan; cho tới khi còn có thể, các doanh nghiệp lớn tìm cách tự giam mình trong kiểu chủ nghĩa Bonaparte cổ điển của Papen-Schleicher và chỉ trong tình huống vô vọng trước mối đe dọa của cộng sản, nó mới có nguy cơ bị phụ thuộc vào các đội tấn công phát xít. Trong bài báo cuối cùng của mình, Trotsky giải thích rằng mặc dù chủ nghĩa phát xít có các yếu tố của chủ nghĩa Bonaparte, không thể quy giản hai thứ này thành một.
Những gì Putin ngày nay coi như một công cụ để đàn áp một phong trào tiềm năng của giai cấp công nhân không phải là Phong trào Giải phóng Quốc gia (NLM) [cực hữu], mà là Lực lượng Vệ binh Quốc gia (Rosguard) [một lực lượng quân sự nội bộ báo cáo trực tiếp với Tổng thống do quyền hạn với tư cách là Tổng tư lệnh tối cao của Hội đồng Bảo an]. Chế độ của ông ta giống với chế độ của von Schleicher hơn là chế độ phát xít. Phong trào quần chúng của giai cấp công nhân chưa đặt ra vấn đề quyền lực, và Putin vẫn có thể hoàn toàn dựa vào guồng máy của nhà nước tư sản.
Mối đe dọa phía trước
Vậy điều gì đang đe dọa chế độ? Trước hết, “cuộc chiến tranh cảnh sát” – tức là cuộc đấu tranh giữa các bộ phận và giữa các phe phái trong bối cảnh giảm “tàu nước thịt”. Ngày càng có ít doanh nghiệp quy mô vừa khiến việc sử dụng hối lộ ngày càng khó khăn hơn. Những nỗ lực để thực hiện “không theo cấp bậc” giờ kết thúc bằng án tù. Các khu sửa sai mới được mở hàng năm cho những kẻ tham nhũng, nhưng vẫn không đủ chỗ. Trong hoàn cảnh như vậy, việc chuẩn bị người kế nhiệm Putin và chuyển giao quyền lực là điều đặc biệt khó khăn.
Nhu cầu về một người kế nhiệm có thể nảy sinh vì nhiều lý do: sự thất bại trong một cuộc chiến nhỏ khác, cũng có thể do sự sụp đổ của nền kinh tế hoặc sức khỏe của Putin có thể suy yếu. Đó là lý do tại sao nền chính trị “thực sự” của Nga không tập trung vào Putin, mà tập trung vào nhân vật có thể là người kế nhiệm của ông. Chính nơi đây đang diễn ra cuộc chiến tranh “vật chất thỏa hiệp” và nơi mà các liên minh đang được tạo ra.
Giai cấp công nhân
Nền kinh tế thế giới đang tiến tới một cuộc khủng hoảng khác, sẽ nhanh chóng kéo theo giá dầu giảm và nền kinh tế Nga sẽ khủng hoảng. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và mức sống giảm sẽ khiến người dân ở các vùng nông thôn Nga phải ra đường, nhưng sau đó phong trào sẽ đến các trung tâm công nghiệp. Không có sự hỗ trợ từ bên dưới, chế độ sẽ buộc phải dựa vào vũ lực, nghĩa là, vào Rosguard.
Khi đó, không chỉ mỗi viên chức, mà mọi tư nhân đều sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn. Vào lúc này, những gì chúng tôi đã trình bày ở trên, ở Nga, sự vắng mặt của mối liên hệ giữa quân đoàn sĩ quan và giai cấp tư sản, sẽ trở nên hiển nhiên. Điều kiện tiên quyết để cụ thể hóa điều này là một phong trào của giai cấp công nhân, gần gũi về mặt xã hội và văn hóa với các binh lính công nhân, để họ sẵn sàng cùng anh em giai cấp mình đấu tranh cho một cuộc cách mạng xã hội.