Ngày nay, chúng ta đang thấy mình ở giữa một trong những cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất mà chủ nghĩa tư bản từng phải đối mặt. Trong khi 99% đang được yêu cầu trả giá cho cuộc khủng hoảng, thì 1% đang tích lũy của cải với một tốc độ chóng mặt. Trong khi đó, quá đủ các vụ bê bối và tham nhũng trong chính trị cơ sở đang khiến cho hàng triệu người xa lánh với chính trị truyền thống. Xã hội tư bản trước tất cả những điều này, đang bị thách thức một cách sâu sắc. Nhiều người đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho hiện trạng, và ngày càng nhiều hơn đang hướng tới cách mạng chủ nghĩa xã hội như một câu trả lời.
Đối với nhiều người, rất rõ ràng để thấy chúng ta đang đấu tranh với cái gì: tham nhũng, khủng hoảng và thắt lưng buộc bụng; nhưng lại khó khăn để chỉ ra rõ ràng hoặc phác họa một cách chính xác chúng ta đang đấu tranh cho điều gì. Một cách cụ thể hơn, là một xã hội mới sẽ hoạt động như thế nào? Cuộc sống cá nhân của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Hay với chúng ta, chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào?
Những người Marxist không phải là những thầy bói. Chúng ta không thể dự đoán tương lai một cách chắc chắn tuyệt đối và vì vậy chúng ta không thể nói chính xác chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào. Ví dụ, khi nói về gia đình dưới chủ nghĩa xã hội, Engels đã nói rằng:
Xã hội được định hình nên không phải bởi sự suy đoán của các thế hệ trong quá khứ, mà bởi những quyết định và hành động của hiện tại. Tuy nhiên, vẫn có thể đưa ra một số suy đoán về chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào, vì những người theo chủ nghĩa Mác là những nhà xã hội khoa học, áp dụng phân tích duy vật vào sự phát triển của lịch sử và xã hội. Hay nói cách khác, chúng ta có thể đưa ra các giả thuyết về tương lai, dựa trên những bằng chứng từ hiện tại và quá khứ. Đây không phải là một ngành khoa học chính xác - giống như một bác sĩ không thể biết chính xác khi nào bệnh nhân sẽ chết và một nhà địa chất không thể đưa ra thời điểm và sự kéo dài của trận động đất hoặc kỳ phun trào núi lửa tiếp theo, và vì vậy một người Marxist không thể dự đoán chính xác khi nào một cuộc cách mạng sẽ nổ ra hoặc hình thức cụ thể của nó. Nhưng giống như khi ta nhìn vào một đứa trẻ ta có thể thấy đại loại nó sẽ trở thành người lớn bằng cách nào; vì vậy, bằng cách nhìn vào xã hội tư bản chủ nghĩa, chúng ta có thể hình dung ra tiềm năng của một xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
Thực vậy, chúng ta có thể thấy sự phôi thai của chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa tư bản. Điều quan trọng là bằng cách nghiên cứu những mâu thuẫn và rào cản mà chủ nghĩa tư bản - một hệ thống của tư hữu và sản xuất vì lợi nhuận - đang áp đặt lên xã hội, chúng ta có thể thấy tiềm năng của một xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai; một xã hội nơi những rào cản này được gỡ bỏ, nơi sản xuất được vận hành dựa trên nhu cầu của chính con người.
Một nền kinh tế phi lợi nhuận
Phát triển kinh tế là tiền đề vật chất cho sự phát triển của tất cả các khía cạnh khác của xã hội. Không có sự phát triển đầy đủ của lực lượng sản xuất - công nghiệp cũng như nông nghiệp; công nghệ cũng như kỹ thuật - một xã hội sẽ không có đủ điều kiện vật chất và phương tiện cần thiết để đạt tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, văn hóa và triết học, v.v ... Đây là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác xít.
Chủ nghĩa tư bản giờ đây đã không còn khả năng phát triển khía cạnh cơ bản nhất này của xã hội, bởi sự mâu thuẫn, tình trạng hỗn loạn và kém hiệu quả của chính nó. Hàng tỷ bảng Anh đã bốc hơi trong cuộc khủng hoảng năm 2008, nguyên nhân không phải bởi lòng tham hay ý thức cá nhân, mà chính là bởi quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản. Theo sau đó là sự đình trệ của các lực lượng sản xuất kinh tế trên quy mô toàn cầu. Điều này đã khiến nhiều quốc gia quay trở lại mức phát triển kinh tế bằng nhiều năm hay thậm chí hàng thập kỷ về trước - ví dụ như ở Anh, đầu tư kinh tế vẫn thấp hơn 25% so với đỉnh cao trước khủng hoảng và xây dựng vẫn thấp hơn 10%.
Chủ nghĩa tư bản đã không còn khả năng phát triển đầy đủ tiềm năng của các lực lượng sản xuất kinh tế. Việc sử dụng năng lực của lực lượng sản xuất ở các nước phát triển hiện ở mức 70-80%, đó là ngay giữa lúc sự đóng cửa trên quy mô lớn của sản xuất và hàng triệu việc làm bị mất. Trên toàn thế giới, mức công suất sử dụng trung bình là 70%. Điều này có nghĩa là hiện tại chúng ta có khả năng tăng sản lượng kinh tế toàn cầu nên gần 50% chỉ bằng cách đơn giản là sử dụng đầy đủ nguồn lực hiện tại của nền kinh tế. Nhưng mặc dù thực tế là mọi người trên khắp thế giới đang rất cần thực phẩm, chỗ ở, chăm sóc sức khỏe và các mặt hàng cơ bản khác, khả năng dự phòng này đã không được sử dụng tới. Trong một thực tế khác, nhiều nhà kinh tế học tư sản ngày nay nói đến năng lực dư thừa - tức là nền kinh tế có khả năng sản xuất quá nhiều ( nhìn từ viễn cảnh của thị trường) và cần phải cắt giảm thêm nữa, đồng nghĩa với đóng cửa và mất việc làm.
Lý do cho mâu thuẫn này là lợi nhuận. Dưới chủ nghĩa tư bản, sức mạnh kinh tế của xã hội chỉ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa vì lợi nhuận; nếu như không đạt được điều này thì sẽ không có gì được sản xuất. Chủ sở hữu của các phương tiện sản xuất thà cho phép các doanh nghiệp của họ nhàn rỗi còn hơn là sản xuất thua lỗ, ngay cả khi những thứ có thể được sản xuất là rất cần thiết. Nền kinh tế tư bản bị chi phối bởi việc chạy theo lợi nhuận, và vì thế nó tỏ ra yếu kém trong việc đáp ứng các nhu cầu của xã hội, bất chấp tất cả tuyên bố của những kẻ biện hộ cho chủ nghĩa tư bản. Chúng ta thường nói rằng chủ nghĩa tư bản là hiệu quả nhất trong tất cả các hệ thống kinh tế - tuy nhiên nếu đó là sự thực, tại sao các nhà máy và kho bãi lại trở nên nhàn rỗi và trống rỗng, mặc dù có thể sản xuất ra rất nhiều hàng hóa và dịch vụ mà xã hội rất cần?
Nếu lợi nhuận được loại bỏ khỏi phương trình, sẽ không còn rào cản đối với việc sử dụng theo ý chúng ta tất cả các phương tiện sản xuất đến mức tối đa của chúng. Ý tưởng về một nền kinh tế không chạy theo lợi nhuận cho chúng ta cái nhìn đầu tiên về chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào.
Chủ nghĩa tư bản = nghèo đói giữa sự thừa mứa
Thất nghiệp toàn cầu đang ở mức chính thức là 200 triệu; nhưng trên thực tế, số người thất nghiệp và thiếu việc làm lên tới gần một tỷ. Những người này không có nổi một công việc không phải vì họ mất khả năng lao động, cũng không phải vì không có công việc để làm, mà đơn giản chỉ vì sử dụng họ không mang lại lợi nhuận.
Cùng với đó, theo số liệu công bố năm 2012 cho thấy 24% người dân ở Anh có hai công việc trở lên, trong đó có tới 90% cần tới công việc thứ hai bởi vì thu nhập từ chỉ một công việc là không đủ để sống. Trong năm 2012, những người tham gia các trang web tuyển dụng để tìm kiếm một công việc thứ hai đã gia tăng 37,4%. Với lạm phát, kinh tế trì trệ và lương thấp sẽ là xu hướng tiếp tục trong tương lai. Đó là một mâu thuẫn rõ ràng của chủ nghĩa tư bản rằng một số người buộc phải làm hai công việc trong khi hàng triệu người vẫn thất nghiệp - một điều phi lý sinh ra từ việc theo đuổi lợi nhuận.
Không có rào cản lợi nhuận, một tỷ người thất nghiệp và thiếu việc làm này đã có thể được giao một công việc hiệu quả. Mọi người sẽ chỉ phải làm một công việc với tiêu chuẩn cao hơn, với đủ người còn có thể tạo ra thêm nhiều công việc hơn nữa. Trên cơ sở này, lực lượng sản xuất có thể tiếp nhận được một đầu tư khổng lồ của lao động của con người và sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.
Có những mâu thuẫn vô lý khác của loại hình này dưới chủ nghĩa tư bản. 6.500 người đang vất vưởng trên đường phố London, gia tăng 77% kể từ năm 2010; các hình thức vô gia cư khác cũng đang gia tăng, với các đơn xin hỗ trợ chỗ ở cho người vô gia cư tăng 26% tức 111.960, trên 38.500 không gian nhà trọ cho những người vô gia cư. Nhưng đồng thời có tới 610.000 ngôi nhà trống ở Anh theo báo cáo của chính phủ. Tại sao chúng ta có một dịch bệnh vô gia cư gia tăng đồng thời với số lượng tài sản trống ngày càng tăng? Tài sản sẽ chỉ được bán hoặc cho thuê cho những người có đủ khả năng chi trả, không liên quan đến việc họ có cần một nơi nào đó để sống hay không. Đối với các nhà tư bản đó là một câu hỏi về lợi nhuận, không phải nhu cầu.
Như chưa đủ tồi tệ để thêm rằng trên Đại lộ Giám mục ở London, con đường đắt thứ hai ở Anh, có tới một phần ba biệt thự đang trống rỗng, với một số đang rơi vào tình trạng hư hỏng bởi đã không được sử dụng trong 25 năm qua. Những tài sản này được đầu tư là vì lợi nhuận, không phải vì là nhà để cho người ở. Đó là 350 triệu bảng tài sản đã bị biến thành đất hoang - kết quả của một nền kinh tế dựa trên lợi nhuận.
Một điều tương tự trong cách phát triển công nghệ và ứng dụng máy móc. Máy móc không tự tạo ra hàng tiêu dùng, và vì vậy nếu giai cấp tư sản có thị trường cho hàng hóa của họ, họ phải thuê một số người nhất định làm công nhân. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc bổ sung máy móc và công nghệ dẫn đến lao động bị thay thế, từ đó là thất nghiệp hàng loạt (công nghệ) cho một số người bên cạnh công việc nặng nhọc cho phần còn lại. Nhưng bỏ qua động lực lợi nhuận, máy móc có thể được tạo ra để thực hiện những công việc nguy hiểm và bẩn thỉu mà không ai muốn làm, và việc tự động hóa sẽ giải phóng nhiều thời gian của mọi người để tham gia vào các hoạt động kinh tế hiệu quả khác hoặc giảm thời gian trong tuần làm việc và do đó tạo ra thời gian giải trí thực sự.
Dưới chủ nghĩa tư bản lợi nhuận cũng đóng vai trò chi phối sự phân phối giống như sản xuất. Thật đáng hổ thẹn khi các loại thực phẩm dư thừa được sản xuất tại EU chất cao như núi: 13.476.812 tấn ngũ cốc, gạo, đường và các sản phẩm sữa và 3.529.002 ha rượu / rượu trong năm 2007. Trong khi thực phẩm dư thừa này được chất đống và ngân sách Nông nghiệp cộng đồng của EU được dùng để trả cho nông dân không sản xuất thực phẩm, sáu triệu trẻ em chết do suy dinh dưỡng mỗi năm. Không có lý nào mà đất đai màu mỡ ở một số quốc gia lại không thể được sử dụng cho sản xuất thực phẩm để phân phối tới những người sống trong môi trường khắc nghiệt hơn. Lý do duy nhất cho điều đó là không có lợi nhuận, và những rào cản to lớn của nhà nước quốc gia, điều này ngăn cản một giải pháp quốc tế thực sự được thực hiện. Dưới chủ nghĩa tư bản, lãng phí thực phẩm vẫn tốt hơn là để nuôi những người cần nó nhất.
Một nền kinh tế kế hoạch
Chúng ta thường nói rằng cạnh tranh là bí quyết cho hiệu quả của tư bản; nhưng trong thực tế cạnh tranh dẫn đến lãng phí lớn hơn. Ví dụ, có sự trùng lặp đáng kể trong công việc giữa các doanh nghiệp thực hiện các chức năng tương tự - có nghĩa là thời gian và tiền bạc được đầu tư hai lần vào cùng một thứ. Lấy siêu thị làm ví dụ: nếu phân phối thực phẩm được thực hiện bởi một tổ chức, thì quy mô kinh tế sẽ làm cho quy trình rẻ hơn và quy hoạch tập trung sẽ làm cho nó hiệu quả hơn.
Cạnh tranh cũng buộc các công ty tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm cụ thể của họ thông qua quảng cáo, chi phí cuối cùng được trả bởi người tiêu dùng. Bí mật thương mại và quyền sở hữu trí tuệ có nghĩa là những ý tưởng và đổi mới tốt nhất không được theo đuổi một cách đầy đủ nhất có thể và dẫn đến các vụ kiện tụng tốn kém, chẳng hạn như vụ kiện nổi tiếng giữa Apple và Samsung về điện thoại di động, một lần nữa những người bình thường sẽ phải trả giá cho nó. Những bộ óc sáng suốt và tốt nhất của thế giới thay vì làm việc cùng nhau để sản xuất ra những thứ mà xã hội cần, các nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế được chia thành các tập đoàn khác nhau và cạnh tranh với nhau, dẫn đến sự trùng lặp hoàn toàn không cần thiết về nỗ lực và tài nguyên.
Trong mọi trường hợp, cạnh tranh chân chính trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản, mang tính huyền thoại hơn là sự thật. Trong năm 2012 Barclays, UBS, Citibank, RBS, DB và JPMorgan tất cả đều bị phát hiện gian lận thuế để thu về lợi nhuận lớn hơn. Trong những năm gần đây, British Airways và Virgin Atlantic trong ngành hàng không; Grolsch, Bavaria và Heineken trong sản xuất bia; và Sainsbury's, Asda và các siêu thị khác: tất cả đều đã bị phát hiện có sự thông đồng về giá để đảm bảo lợi nhuận lớn hơn. Lý do cho những vụ bê bối này là bởi vì các công ty này nhận ra rằng lập kế hoạch là một cách hiệu quả hơn để điều hành nền kinh tế so với để mặc nó trở nên hỗn loạn bởi thị trường tự do.
Các công ty độc quyền đa quốc gia khổng lồ như vậy hiện diện trong mọi ngành công nghiệp, với chỉ một số ít các công ty thống trị toàn bộ thị trường, cho thấy sự cạnh tranh tự do đã biến thành cái đối nghịch với nó, hay chính vì sự gia tăng năng suất và hiệu quả đạt được nhờ sản xuất trên quy mô lớn. Trong mỗi công ty, có một mức độ lớn về lập kế hoạch, điều phối và hợp tác, tất cả vì mục đích tăng hiệu quả dưới danh nghĩa tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Nhưng đồng thời, giữa các công ty là tình trạng hỗn loạn của cạnh tranh và bàn tay vô hình vẫn còn, điều dẫn đến sự kém hiệu quả và lãng phí trên cấp độ toàn xã hội.
Lấy ví dụ, trong cuốn sách Chiến lược của công ty đa quốc gia: Lập kế hoạch cho thị trường thế giới, James C. Leontiades đã trích dẫn ví dụ về công ty điện tử, Texas Instruments - một tổ chức đa quốc gia có kế hoạch cho tất cả các hoạt động của mình từ trụ sở ở Dallas. Mức độ kiểm soát tập trung của nó được thể hiện bằng các yếu tố chiến lược được quyết định trong trụ sở chính. Chúng bao gồm:
- Một phân tích sự cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu.
- Một cốt lõi trong thiết kế sản phẩm được tiêu chuẩn hóa trên toàn thế giới.
- Nghiên cứu, phát triển tập trung và phối hợp để tránh trùng lặp tốn kém.
- Hợp lý hóa sản xuất trên một nền tảng toàn cầu để tối ưu hóa khối lượng với hiệu suất trên quy mô quốc tế.
- Chính sách giá toàn cầu.
Ở đây chúng ta thấy hạt giống của một xã hội mới nảy mầm trong cái cũ. Một xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ nắm lấy triển vọng này đi cùng với việc lên kế hoạch cho nền kinh tế; lẽ dĩ nhiên, kế hoạch sẽ là vì nhu cầu của nhiều người, thay vì lợi nhuận của một số ít. Đây là nền tảng của một xã hội siêu dư thừa, trong đó tất cả các lực lượng sản xuất và đầu tư kinh tế được lên kế hoạch hợp lý và dân chủ vì lợi ích của đa số. Bước đầu tiên hướng tới điều này sẽ là sự chiếm đoạt các đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế - đó là đất đai, ngân hàng, tiện ích, cơ sở hạ tầng và các tập đoàn lớn nhất - tất cả được đặt dưới sự kiểm soát dân chủ của giai cấp công nhân như một phần của một nền kinh tế kế hoạch hóa.
Kết quả của một nền kinh tế kế hoạch có thể được nhìn thấy trong sự biến đổi của nước Nga trong năm mươi năm từ 1913 đến 1963, sau Cách mạng Nga năm 1917 - bất chấp có một sự kìm hãm to lớn với sự phát triển do chế độ quan liêu Stalinist tạo ra. Trong thời kỳ đó, đất nước đã đi từ lạc hậu về kinh tế hơn cả Bangladesh ngày nay trở thành quốc gia hùng mạnh thứ hai trên trái đất. Sản lượng công nghiệp tăng 52 lần, so với sáu lần ở Mỹ và hai lần ở Anh. Năng suất lao động tăng 1310%, so với 332% ở Mỹ và 73% ở Anh. Tuổi thọ ở Nga tăng gấp đôi và tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm tới 9 lần. Và đất nước này có nhiều bác sĩ trên 100.000 dân hơn bất kỳ nước tư bản nào, Ý, Áo, Tây Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan hay Thụy Điển. Nếu điều này đạt được ở nước Nga thế kỷ 20, một nước lạc hậu, bán phong kiến, quốc gia mà ở thời điểm đó đã bị tàn phá bởi hai cuộc thế chiến và 1 cuộc nội chiến, cũng như chế độ quan liêu Stalinist tàn bạo; hãy thử tưởng tượng những gì mà một nền kinh tế kế hoạch dân chủ sẽ làm được ở nước Anh và cả phần còn lại của kinh tế thế giới.
Cuba cũng là một ví dụ điển hình cho những thành công của một nền kinh tế kế hoạch, ngay cả khi nền dân chủ của công nhân bị hạn chế. Tuổi thọ tại thời điểm sinh ra ở Cuba ngày nay (theo số liệu của Báo cáo Phát triển Con người năm 2005 của Liên Hợp Quốc) là 77,7 năm (là 62 vào năm 1959 khi bắt đầu cuộc cách mạng), gần giống như ở Hoa Kỳ (77,9) và cao hơn nhiều so với nước láng giềng Haiti, nơi chỉ có 59,5 năm và cao hơn đáng kể so với Brazil, cường quốc tư bản trong khu vực (71,7). Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành ở Cuba là 99,8%, trong khi ở Brazil chỉ là 88,6%, và nó cũng cao hơn ở Chile (95,7%) và Costa Rica (94,9%). Trên thực tế, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Cuba có Chỉ số phát triển con người cao thứ tư ở Mỹ Latinh. Nếu chúng ta nhìn vào các số liệu về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (số người chết trên mỗi 1.000 người còn sống), theo CIA World Factbook 2008, tình hình ở Cuba (5,93 hôm nay so với 78,8 năm 1959), tốt hơn nhiều so với ở Mỹ (6,3), Chile (7,9), Costa Rica (9,01) và so với Brazil (26,67) ), không kể Haiti, nơi tỷ lệ là 62,33 ca tử vong trên 1.000 ca sinh. Những con số này không làm chúng ta ngạc nhiên vì theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Cuba là quốc gia cao thứ hai trên thế giới về số lượng bác sĩ trên 1.000 dân (5.91), trong khi Mỹ chỉ có 2.3, Brazil 2.06, Chile 1.09, Costa Rica 1,32 và Haiti chỉ 0,25.
Một lần nữa, đây là một quốc gia lạc hậu về kinh tế vào năm 1959 khi cuộc cách mạng của Castro bắt đầu. Lịch sử của nó bị thống trị bởi thế lực nước ngoài, được sử dụng như một sân chơi cho các nhà tư bản Hoa Kỳ và như một nhà sản xuất độc canh đường. Những tiến bộ kể từ đó chỉ có thể trên cơ sở một nền kinh tế kế hoạch không có sự thống trị của đế quốc.
Công việc, tiền lương và tiền tệ
Kết quả của việc lên kế hoạch, kết hợp với sự phân phối lao động hợp lý giữa tất cả mọi người có khả năng làm việc (thay vì một số người làm hai hoặc ba công việc trong khi những người khác thất nghiệp, như xảy ra dưới chủ nghĩa tư bản), có nghĩa là giảm thời gian của ngày làm việc mà không mất lương. Bằng chứng về điều này có thể được tìm thấy trong nhà máy Flasko bị chiếm đóng ở Brazil. Kể từ năm 2003, khi nhà máy lần đầu tiên bị chiếm đóng và công việc được lên kế hoạch dân chủ, giờ làm việc đã được cắt giảm từ 40 giờ mỗi tuần xuống còn 30 giờ, không mất tiền lương và không giảm năng suất.
Với sự phát triển của công nghệ để thay thế ngày càng nhiều lao động, giờ làm việc có thể được cắt giảm hơn nữa. Ví dụ, vào năm 1870, 70-80% dân số Hoa Kỳ làm việc trong ngành nông nghiệp, cho tới ngày nay con số này chỉ còn là 2%. Nhưng mặc dù số người làm việc trong ngành nông nghiệp đã giảm, sản lượng từ lĩnh vực này đã tăng lên rất nhiều. Từ năm 1950 đến 2000, năng suất nông nghiệp đã tăng vọt. Ví dụ: lượng sữa trung bình được sản xuất trên mỗi con bò tăng từ 5.314 pound lên 18.201 pound mỗi năm (+ 242%); năng suất trung bình của ngô tăng từ 39 giạ lên 153 giạ trên một mẫu Anh (+ 292%); và sản lượng nông nghiệp trung bình do mỗi nông dân sản xuất vào năm 2000 đã gấp 12 lần so với năm 1950. Sự phát triển về năng suất này chủ yếu là do cơ giới hóa, phát triển phân bón mới và những tiến bộ khác trong công nghệ. Trong các lĩnh vực khác sự phát triển tương tự có thể mang tới kết quả trong việc giảm thời gian của ngày làm việc. Trên cơ sở này, các nhu cầu lao động cho mỗi người cuối cùng có thể được thực hiện trên cơ sở trọn đời, thay vì cơ sở hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
Những người Marxist thường được hỏi rằng điều gì sẽ là động lực để làm việc trong một xã hội xã hội chủ nghĩa? Dưới chủ nghĩa tư bản động lực để làm việc mang hình thức là yêu cầu mọi người phải làm việc để kiếm tiền để họ có thể duy trì cuộc sống của họ. Đó là vì sao mà mọi người đòi hỏi sự tự do để lao động - để có thể sống. Chủ nghĩa xã hội, ngược lại, là sự tự do khỏi công việc. Động lực để làm việc dưới chủ nghĩa xã hội sẽ là chúng ta đang làm việc để xây dựng một xã hội mà chúng ta sẽ thoát khỏi sự cần thiết của lao động. Sự tự do này có thể giành được nhờ những nỗ lực chung của xã hội để phát triển nền kinh tế và lực lượng sản xuất đến mức cần rất ít lao động của con người để giữ cho nó hoạt động, để chúng ta tự do sống cuộc sống theo ý muốn.
Các nhà tư bản có một quan niệm rất hẹp và không chính xác về những gì khuyến khích mọi người làm việc - họ coi đó là một câu hỏi về tiền bạc, mặc dù thực tế là có rất nhiều điều khiến mọi người làm việc ( như sở thích chẳng hạn) chúng là động lực đơn giản bởi vì ta thích làm chúng; những điều khiến chúng ta trở thành con người, cho chúng ta một ý nghĩa mục đích và giúp chúng ta hình thành nên sự kết nối với những người khác.
Trong thực tế có một số nhà tư bản cũng tự nhận ra điều này. Một giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard, Teresa Amabile, đã viết một cuốn sách có tên
Nguyên tắc của sự tiến bộ, trong đó lập luận rằng đó là một cảm giác tiến bộ và tiến về phía trước, cả về chuyên môn và cá nhân, mới thực sự thúc đẩy mọi người làm việc. Theo Alfie Kohn, một nhà khoa học xã hội tại Harvard Business Review , tiếng lóng trong quản lý tư bản dùng để ám chỉ đến bốn yếu tố thúc đẩy hoặc khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ là: sự phát triển cá nhân, được công nhận, trách nhiệm và thách thức trong công việc - tiền thưởng không có trong danh sách này. Đó chính là những hình thức khuyến khích mà chủ nghĩa xã hội sẽ đẩy lên hàng đầu, ngoài việc kiếm được tiền thưởng.
Thay vì sự xa cách của chúng ta khỏi công việc của chính chúng ta, chủ nghĩa xã hội sẽ cho chúng ta một cổ phần thực sự trong nền kinh tế và xã hội, bằng cách cho chúng ta quyền sở hữu tập thể đối với nó. Do đó mà bản thân công việc, chứ không chỉ là tiền lương có được từ nó, sẽ trở lên trực tiếp và rõ ràng là vì lợi ích của chúng ta và lợi ích của những người khác xung quanh chúng ta, thay vì cho những con mèo béo trong những phòng họp kín. Chủ tịch của một trong những nhà máy bị chiếm đóng ở Venezuela đã làm chứng điều này khi ông báo cáo rằng, trong nhà máy của mình, công nhân tích cực tìm cách cải thiện quy trình sản xuất vì họ biết ý tưởng của họ có khả năng cải thiện cuộc sống của chính họ và mọi người.
Nếu như tiền sẽ đóng vai trò nhỏ bé trong việc khuyến khích con người dưới chủ nghĩa xã hội thì điều này có nghĩa là tiền lương sẽ bị bãi bỏ? Câu trả lời cho điều này là không - không phải ngay lập tức; có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển tiền lương có thể dần biến mất. Công nhân vẫn sẽ được trả bằng tiền (giá trị của nó, tới lượt, lại được liên kết với nền kinh tế thực) - đây không phải là một thứ gì đó để bị bãi bỏ chỉ đơn giản bởi một nghị định hay sau một đêm. Thật vậy, sự khác biệt về tiền lương có thể sẽ tồn tại trong một thời kỳ chuyển tiếp xã hội chủ nghĩa, khi ý thức và lực lượng sản xuất đang biến đổi và phát triển. Đây là trường hợp ở Nga ngay sau năm 1917, nơi những người Bolshevik cho phép trả chênh lệch khi cần thiết, nhưng giới hạn nghiêm ngặt theo tỷ lệ 1: 4.
Tuy nhiên, tiền lương theo thời gian có thể được thay thế bằng phiếu giảm giá, đến lượt nó có thể được thay thế bằng không có gì, vì mọi người sẽ có thể lấy bất cứ thứ gì họ cần. Xã hội càng tiến gần đến tình trạng thừa thãi, càng cần ít tiền lương để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, khi đó sẽ có đủ mọi thứ cho mọi người.
Đó là với tiền lương, còn với tiền nói chung thì sao. Trotsky đã giải thích về sự cần thiết của một loại tiền tệ không được kiểm soát, với nguồn cung tiền liên kết với mức độ sản xuất thực sự trong nền kinh tế, ngay cả dưới chủ nghĩa xã hội. Rõ ràng nhiều chức năng của tiền dưới chủ nghĩa tư bản sẽ thay đổi hoặc biến mất - nhu cầu về tiền lương là một ví dụ - nhưng nó vẫn có thể đóng vai trò như một chỉ số thông báo sức khỏe của nền kinh tế kế hoạch.
Trong chủ nghĩa tư bản, dòng tiền và việc sử dụng tín hiệu giá có tác dụng chỉ ra nơi nào có sự khan hiếm hoặc dư thừa trong nền kinh tế. Ví dụ, nơi nhu cầu vượt quá cung, giá hàng hóa tăng cao hơn giá trị thực của chúng, tạo ra siêu lợi nhuận cho các nhà tư bản trong lĩnh vực đó. Điều này khuyến khích các nhà tư bản ở nơi khác đầu tư tiền của họ vào những lĩnh vực này, và do đó làm tăng nguồn cung để trở lại trạng thái cân bằng với nhu cầu. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, vai trò của tín hiệu tiền và giá vẫn sẽ cần thiết; nhưng, thay vào đó, các đòn bẩy chính của nền kinh tế - ngân hàng và các công ty lớn - sẽ nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước công nhân, có thể đầu tư trực tiếp do đó mà loại bỏ bất kỳ sự khan hiếm nào. Vì vậy, tín hiệu giá sẽ là một chỉ báo về cung và cầu hàng hóa ở các khu vực và ngành khác nhau, và tỷ lệ lạm phát sẽ đánh dấu bất kỳ vấn đề kinh tế tiềm tàng nào. Dòng tiền sẽ là thước đo cho việc giao dịch trong nền kinh tế kế hoạch sẽ phát triển được bao xa.
Dần dần, khi ngày càng nhiều nền kinh tế đi theo một kế hoạch sản xuất dân chủ và thống nhất, sản xuất hàng hóa và trao đổi sẽ đơn giản đi và toàn bộ tiền sẽ bị hủy bỏ vì các chức năng đo lường sức khỏe của nền kinh tế sẽ bị thay thế bởi quản trị hành chính, thay vì kiểm soát tài chính.
Nhà nước và dân chủ
Giống như tiền cuối cùng sẽ úa tàn dưới chủ nghĩa xã hội, nhà nước cũng vậy. Một nhà nước vô sản chân chính sẽ, bằng hành động đầu tiên của mình, bắt đầu cho quá trình tự hủy diệt chính mình. Đó là bởi vì việc chiếm đoạt các phương tiện sản xuất và chính quyền và đặt dưới sự kiểm soát của nền dân chủ công nhân, điều hành chúng như một phần của nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa sẽ bắt đầu loại bỏ sự phân biệt giai cấp, được xác định bởi sự khác biệt giữa những người có của và những người vô sản. Một xã hội trong đó mọi người đều vừa là người sở hữu vừa là người lao động trên các phương tiện sản xuất là một xã hội không còn giai cấp; một xã hội sẽ không còn đòi hỏi một bộ máy nhà nước được tạo thành từ các cơ quan vũ trang của những người đàn ông và được sử dụng bởi giai cấp bóc lột để giữ cho việc khai thác trong tầm kiểm soát.
Trước khi xã hội có giai cấp, khoảng 10.000 năm trước Công nguyên trong thời kỳ cách mạng đồ đá mới, xã hội được tổ chức theo đường lối cộng sản nguyên thủy. Các giai cấp không tồn tại vào thời điểm này bởi vì lực lượng sản xuất không có khả năng sản xuất nhiều hơn những gì cần thiết để sinh hoạt, do đó, một giai cấp chiếm hữu và một giai cấp bị chiếm đoạt là một điều không thể. Engels, dựa trên công trình của nhà nhân chủng học Lewis Henry Morgan, đã mô tả cách thức mà các xã hội cộng sản nguyên thủy này hoạt động. Điều quan trọng, nó đặt trong bối cảnh của một nghiên cứu về thị tộc Iroquois, như ông chỉ ra:
Đây là một mô tả về một xã hội không có cấu trúc nhà nước như cảnh sát, quân đội, tòa án, nhà tù hoặc một cơ sở chính trị tách biệt và đứng trên xã hội. Bởi vì các lực lượng sản xuất đã được tổ chức và làm việc chung bởi bộ lạc này (sự bắt buộc không tồn tại), lợi ích kinh tế của mọi người được liên kết, có nghĩa là không có công cụ nhà nước nào có quyền lực cưỡng chế để thực thi ý chí của một giai cấp để chống lại số còn lại.
Chiếm đoạt những tầm cao chỉ huy của nền kinh tế, đặt chúng dưới sự kiểm soát và quản lý của nền dân chủ công nhân và điều hành chúng như một phần của nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, sẽ loại bỏ sự phân chia con người về mặt kinh tế thành các giai cấp, từ đó loại bỏ cơ sở vật chất của nhà nước. Chúng ta sẽ trở lại một hình thái xã hội cộng sản, nhưng ở cấp độ cao hơn, với lực lượng sản xuất tiên tiến thay vì nguyên thủy.
Viễn cảnh về nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội này là bức tranh tương phản hoàn toàn với những gì đã xảy ra ở Liên Xô dưới thời Stalin. Nhà nước quan liêu quái dị đã bóp nghẹt nền kinh tế kế hoạch Sô viết không phải là nhà nước công nhân lành mạnh, vì nó không có nền dân chủ của công nhân, vốn là nền tảng cho việc vận hành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa lành mạnh. Chủ nghĩa tư bản hướng tới mục đích (nhưng thường thất bại - như đã được thảo luận) sử dụng cạnh tranh để giữ cho sản xuất không hiệu quả ở mức tối thiểu. Dưới chủ nghĩa xã hội, không có các doanh nghiệp cạnh tranh, cần có một cơ chế hiệu quả hơn để đảm bảo tính hiệu quả và ngăn ngừa tham nhũng - cơ chế đó là sự kiểm soát dân chủ đối với nền kinh tế bởi những người bình thường. Như Trotsky đã từng nói, nền kinh tế kế hoạch cần nền dân chủ của người lao động như cơ thể cần oxy.
Một cách cụ thể hơn, điều này có nghĩa là thực hiện các biện pháp như toàn quyền thu hồi đối với tất cả các quan chức được bầu, những người cũng phải kiếm được không quá mức lương của công nhân trung bình, để họ có cùng lợi ích vật chất như những người mà họ phải đại diện. Chúng ta không được chờ đợi năm năm trước khi có thể loại bỏ các đại diện đã đưa ra quyết định không vì lợi ích của đa số - nền dân chủ vô sản liên quan đến sự kiểm soát nhiều hơn thế. Lenin cũng nói về sự cần thiết phải lôi kéo mọi người tham gia vào công việc điều hành xã hội mới, để một tầng lớp quan chức đặc biệt không thể tự thành lập, tách biệt và đứng trên đầu giai cấp công nhân. Nếu tất cả mọi người đều là một quan chức thì sẽ không ai là một quan chức.
Sự hình thành của các công đoàn đại diện cho một chiến thắng to lớn của giai cấp công nhân, vì đây là những tổ chức dân chủ được tạo ra bởi giai cấp công nhân và vì giai cấp công nhân. Theo nghĩa đó, họ là hiện thân cho hạt giống của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tác giả Marxist Rob Sewell đã đưa ra quan điểm này trong cuốn sách Sự nghiệp của lao động: Lịch sử của Liên minh thương mại Anh, trong đó ông đã viết, “Các công đoàn thương mại là các tổ chức cơ bản của giai cấp công nhân. Nhưng không chỉ có thế. Họ còn là phôi thai của xã hội tương lai trong lòng cái cũ.” Ông tiếp tục giải thích rằng điều này có nghĩa là chúng có khả năng chiến đấu tốt hơn vì lợi ích của giai cấp công nhân:
Nhà máy Flasko bị chiếm đóng ở Brazil một lần nữa cung cấp cho chúng ta một ví dụ về các yếu tố cụ thể của nền dân chủ của người lao động trong thực tế. Hội đồng nhà máy được bầu và có quyền thu hồi ngay lập tức. Hội đồng này họp hàng tuần để thảo luận về kế hoạch cho nhà máy, biên bản của các cuộc họp đó được công bố cho tất cả công nhân để kiểm tra. Hơn nữa, dự toán ngân sách của nhà máy được bầu chọn bởi mọi công nhân trong nhà máy, mỗi tháng. Mô hình này, giống như những người Xô Viết ở Nga đầu thế kỷ 20, đặt quyền kiểm soát kinh tế vào chính tay người dân, mà không buộc họ phải dựa vào ai khác.
Xô viết là hội đồng được công nhân bầu chọn, trong đó công nhân tham gia và được bầu để vận hành nơi làm việc, địa phương và khu vực của họ. Một phương pháp dân chủ như vậy gần với giai cấp công nhân hơn là một nền dân chủ tư sản, bởi vì nó cho phép mọi người kiểm soát ngay lập tức cuộc sống của họ theo cách mà nền dân chủ nghị viện không bao giờ có thể làm được. Lấy cuộc Tổng tuyển cử sắp tới ở Anh làm ví dụ - bất kỳ đảng nào thành lập chính phủ, đó sẽ là một chính phủ thực hiện thắt lưng buộc bụng. Chúng tôi không có lựa chọn thực sự trong vấn đề này vì nền kinh tế nằm trong tay tư bản, và để giữ cho nền kinh tế tư bản hoạt động, chính phủ phải tuân theo ý chí của những người sở hữu đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế - tức là các nhà tư bản. Chỉ bằng cách trao quyền kiểm soát nền kinh tế cho giai cấp công nhân, chúng ta mới có thể đảm bảo sự lựa chọn dân chủ thực sự.