Trong nửa thế kỷ qua ở các nước tư bản tiên tiến, vị thế của phụ nữ đã được cải thiện rõ rệt. Ít nhất là về mặt hình thức, họ có quyền hợp pháp như nam giới. Cũng như vậy với sự tiếp cận giáo dục và với một số sự mở rộng, đã cải thiện khả năng tiếp cận công việc của họ. Tuy nhiên, trong thế giới thuộc địa cũ nơi chứa tới hai phần ba loài người, điều này thật xa vời. Chế độ nô lệ với phụ nữ ngày nay tồi tệ hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Mỗi năm 500.000 phụ nữ chết vì các biến chứng phát sinh từ thai kỳ, và có lẽ hơn 200.000 người đã chết vì phá thai. Các quốc gia thuộc địa cũ chỉ dành 4 phần trăm GDP cho y tế, trung bình là 41 đô la một người, so với 1900 đô la ở các nước tư bản tiên tiến. Ước tính 100 triệu trẻ em từ 6 đến 11 tuổi không được đi học. Hai phần ba trong số họ là con gái. Lý do chính cho sự nghèo nàn của Thế giới thứ ba là hai tầng cướp bóc, thông qua các điều khoản thương mại và khoản nợ tới hai nghìn tỷ đô la mà Thế giới thứ ba nợ các ngân hàng lớn của phương Tây.
Sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa đế quốc và các công ty đa quốc gia khổng lồ đảm bảo rằng giá trị thặng dư sẽ bị ép tới giọt cuối cùng một cách không thương tiếc, không phân biệt bất kể đàn ông, phụ nữ cho tới trẻ nhỏ. Lao động trẻ em, thực sự, vẫn tồn tại ngay cả ở các nước tư bản tiên tiến, nhưng ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh thì đó còn là chuẩn mực. Những người cha người mẹ sống bên bờ vực nghèo đói không có cách nào khác ngoài việc bán con cái của mình thành nô lệ thực sự, không loại trừ cả thứ nô lệ xấu xa nhất, mại dâm. Giá trị thặng dư được trích xuất bởi các đại diện của nền văn minh nhân đạo, Kitô giáo, phương Tây thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của hàng triệu phụ nữ và trẻ em bị bóc lột, vẫn không khác mấy so với thời của Marx. Trước sự đau khổ này giai cấp tư sản làm bộ kinh hoàng, nhưng tiền thì dù sao họ vẫn bỏ túi.
Các công ty độc quyền lớn như Disney và Nike có được lợi nhuận từ lao động nô lệ ở các quốc gia như Haiti. Sự thâm nhập của đại tư bản đã không ngừng xé tan các mối quan hệ gia trưởng cũ tồn tại trong quá khứ, như Marx và Engels đã giải thích trong các trang của Tuyên ngôn Cộng sản. Điều này đã mang lại một đặc tính tàn bạo cho việc khai thác tư bản ở Thế giới thứ ba. Sự bảo vệ được trao cho phụ nữ và trẻ em trong quá khứ bởi đại gia đình và các quy tắc của xã hội bộ lạc - thị tộc giờ đây bị phá hủy mà không có gì để thay vào đó. Do đó, ở tiểu lục địa Ấn Độ, phụ nữ vẫn phải cam chịu những nỗi thống khổ xưa kia, nay lại thêm chồng chất bởi sự bóc lột kinh tế dã man của hệ thống tư bản. Giai cấp tư sản Ấn Độ, nửa thế kỷ sau cái gọi là độc lập thậm chí còn thất bại trong việc xóa bỏ hệ thống đẳng cấp. Cái hủ tục man rợ “suttee”, trong đó người phụ nữ bị buộc phải ném mình vào giàn thiêu trong đám tang của người chồng đã chết, vẫn còn tồn tại. Có hàng trăm trường hợp xảy ra mỗi năm. Và không chỉ vậy, những góa phụ thoát khỏi số phận này lại bị xã hội ruồng bỏ, những kẻ hạ đẳng không có quyền sống. Họ bị người thân đánh đập, bỏ đói và làm nhục, cho đến khi họ bị buộc phải tự sát. (Lời người dịch: Ở đây, tác giả không dẫn nguồn nên số liệu này khó kiểm chứng, mặc dù vẫn có những báo cáo về sự tồn tại của hủ tục này ở nông thôn Ấn Độ, đặc biệt là ở những nơi lạc hậu)
Trên khắp châu Á, sự ra đời của một cô gái được coi là một điều bất hạnh trong các cộng đồng nông nghiệp. Giết hại trẻ sơ sinh nữ là phổ biến. Ở Trung Quốc, các cô nhị viện nhà nước chứa đầy, chủ yếu là trẻ em nữ bị bỏ đói và nhếch nhác. Lý do cho điều này là những người nông dân nghèo ở châu Á cần những gia đình lớn để phụng dưỡng họ lúc xế chiều, bởi họ không được đảm bảo bởi lương hưu hoặc an sinh xã hội. Trẻ em nam mạnh mẽ hơn và có thể làm nhiều loại công việc hơn, trong khi các cô gái cần một món hồi môn để lấy được chồng. Thậm chí ở Ấn Độ, nếu của hồi môn không đủ, cô dâu có thể bị giết chết bởi gia đình chú rể. Vâng, đó là nhà nước Ấn Độ của đầu thế kỷ 21. Mọi thứ không tốt hơn ở Pakistan, nơi Shari’a là luật pháp. Phụ nữ hầu như không có quyền và có thể bị ruồng bỏ bởi cha mẹ và chồng của họ khi thấy phù hợp. Nhưng Pakistan còn là một thiên đường tự do nếu so sánh với Afghanistan dưới thời Taliban. Trước cuộc cách mạng năm 1979, hoạt động kinh tế chính ở Afghanistan là bán phụ nữ làm cô dâu. Những người theo chủ nghĩa Stalin ở Afghanistan đã thông qua luật trao quyền cho phụ nữ, giờ đây tất cả chúng đã bị phá hủy. Phụ nữ bị tước bỏ mọi quyền lợi và bị nhốt trong nhà. Khi không làm được việc, họ bị bỏ đói. Luật man rợ này được áp dụng một cách nghiêm ngặt ngay cả khi thực tế là tình trạng lao động bị thiếu nghiêm trọng do số lượng lớn đàn ông bị chết trong chiến tranh. Bất chấp là nhiều phụ nữ trong số này có kỹ năng của giáo viên và y tá, điều rất cần thiết. Nhưng họ đã không được làm việc. Đây là khuôn mặt man rợ thực sự của Chủ nghĩa hồi giáo phản động. Những kẻ thực sự phải trách nhiệm cho điều đó là những tên đế quốc chủ nghĩa ở Washington và những con rối của nó ở Pakistan, những kẻ đã vũ trang và tài trợ cho những con quái vật này trong cuộc đấu tranh chống lại “Chủ nghĩa Cộng sản”.
Ở Afghanistan, cuộc đấu tranh vì quyền của phụ nữ gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng cho sự chuyển đổi xã hội và lật đổ chế độ tôn giáo phản động khủng khiếp này. Phụ nữ Afghanistan tạo thành chỗ dựa mạnh mẽ cho cách mạng. Thực tế này được sinh ra bởi kinh nghiệm của Iran. Sau 20 năm của chế độ Hồi giáo phản động, quần chúng mệt mỏi dưới sự cai trị của Mullah. Sức nặng của chủ nghĩa chính thống đặc biệt đè nặng nề lên đôi vai phụ nữ, những người bắt đầu thể hiện sự thách thức của họ, như chúng ta đã thấy khi Iran cầm hòa Mỹ trong một trận bóng đá, những người phụ nữ đã bất chấp để xuống đường, để hát và nhảy với những người đàn ông mà không có “chadoor”( Áo chùm), và mullahs bất lực trong việc ngăn chặn điều đó. Ở đây cũng vậy, phụ nữ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng sắp tới ở Iran.
Lenin từng nói rằng “chủ nghĩa tư bản là thứ kinh tởm không hồi kết”. Nỗi kinh hoàng đó trên hết ảnh hưởng đến phụ nữ, và tàn khốc nhất là trong Thế giới thứ ba. Sự thất bại của FLN “xã hội chủ nghĩa” trong cuộc cách mạng ở Algeria đã dẫn đến tình trạng bế tắc đẫm máu hiện nay. Những vụ thảm sát kinh hoàng đàn ông, phụ nữ cũng như trẻ em, nơi cả làng bị cắt thành từng mảnh bởi dao và rìu, và điều này đang diễn ra với sự đồng lõa thầm lặng từ phương Tây. Rõ ràng là những hành động tàn ác này không phải là độc quyền của những kẻ khủng bố Hồi giáo, mà có lẽ chủ yếu là công việc của chế độ độc tài quân sự và các đội tử thần của nó. Trên hết thảy những nỗi kinh hoàng, phụ nữ có suy nghĩ độc lập trở thành mục tiêu để bị bắt cóc và hãm hiếp. Nhiều trong số họ sau đó đã tự sát. Việc sử dụng hiếp dâm làm vũ khí cho sự phản động một lần nữa được thấy ở Indonesia, nơi chế độ Suharto tổ chức những kẻ phá hoại chống lại người gốc Hoa, giống như chế độ Sa hoàng đã làm với người Do Thái. Những điều kinh hoàng này cho chúng ta thấy những gì mà giai cấp thống trị có thể làm. Những điều tương tự đang chờ đợi các nước tiên tiến trong tương lai nếu người lao động không thể nắm quyền trong giai đoạn tiếp theo.
Gánh nặng chính của sự áp bức luôn rơi vào phụ nữ từ những tầng lớp nghèo đói nhất trong xã hội. Tuy nhiên, đặc biệt là ở Thế giới thứ ba, nhiều trường hợp sự đối xử tàn bạo và vô nhân đạo cũng được dùng chống lại phụ nữ thuộc các tầng lớp khác. Những người Mácxít phải chiến đấu chống lại mọi bất công trong xã hội, đồng thời đặt nền móng trong giai cấp công nhân, giai cấp duy nhất có thể đưa xã hội ra khỏi ngõ cụt này. Mọi sự bất công chống lại phụ nữ nên bị lên án.
Không làm tổn thương sự nhạy cảm tôn giáo, sử dụng ngôn ngữ khéo léo, chúng ta phải phơi bày vai trò của tôn giáo. Cuộc đấu tranh cho cách mạng ở châu Á và Trung Đông đòi hỏi một cuộc đấu tranh không khoan nhượng để chống lại tất cả các loại chủ nghĩa tôn giáo chính thống và làm ngu dân, ngay cả nó đi cùng chính sách mị dân “chống đế quốc”, chúng luôn đóng vai trò phản động nhất trong xã hội. Sự giải phóng phụ nữ sẽ mãi mãi là một điều không tưởng trừ khi nó song hành với một cuộc đấu tranh chống lại tất cả các tôn giáo, thứ mà chắc chắn sẽ duy trì và bảo tồn sự nô lệ của phụ nữ.
Phụ nữ và thất nghiệp
Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thể hiện ở sự tồn tại của tỷ lệ thất nghiệp cao ngay cả trong thời kỳ bùng nổ. Điều này ảnh hưởng đến phụ nữ và những người trẻ tuổi nghiêm trọng hơn nhiều so với các bộ phận khác trong xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ cao hơn nhiều so với mức trung bình. Và những chỉ số này không nói hết được vị trí thực sự bởi vì chúng đã loại trừ một số lượng lớn phụ nữ, những người đã từ bỏ mọi hy vọng tìm kiếm được việc làm và không còn bận tâm nữa tới việc đăng ký tại sàn giao dịch việc làm. Xu hướng chung đối với việc thời vụ hóa lao động (dưới vỏ bọc của giờ làm việc linh hoạt) gây tổn hại nhất đối với phụ nữ. Hầu hết phụ nữ, ngay cả khi không có điều này, đã bị kết án với mức lương và điều kiện tồi tệ nhất. Bây giờ tình trạng của họ đã đi từ xấu đến tồi tệ hơn. Sự phổ biến không kiểm soát của việc làm bán thời gian và tạm thời, thứ được cho là phù hợp với phụ nữ hơn là một lý do lý tưởng để gây ra những điều kiện như vậy trên khu vực không được phòng vệ nhất của xã hội, như Tờ Kinh tế (economist) thừa nhận:
Và nó bổ sung:
Việc làm bán thời gian đang gia tăng ở khắp mọi nơi. Đối với nhiều phụ nữ, đây là công việc duy nhất họ có thể xem xét vì có thể kết hợp công việc với gia đình. Điều này lại phù hợp với mong muốn của các nhà tuyển dụng xuống đất bởi vì họ có thể đối xử với nhân viên của họ như họ muốn, tạo áp lực cho hiệu suất cao hơn với một khoản thù lao rẻ mạt.
Các biến thể mới về chủ đề này đang xuất hiện mọi lúc. Mới nhất là công việc “nhất thời”: về bản chất, bất kỳ ai làm việc này đừng mong đợi sự lâu dài. Những người như vậy làm việc trong một loạt các ngành công nghiệp, làm việc tạm thời hoặc với công việc hợp đồng hoặc đi làm khi được gọi. Ở Mỹ, các ước tính gần đây của Bộ Lao động đưa ra con số của họ có lẽ là khoảng 5,5 triệu, hơn một nửa trong số đó là phụ nữ và gần một nửa làm bán thời gian. Họ được trả ít hơn so với các đối tác không nhất thời, và thường không nhận được bảo hiểm y tế hoặc các lợi ích khác từ chủ lao động của họ.Phiên bản của Đức được gọi là “việc làm vị thành niên” và nhiều nhà kinh tế cho rằng nó đang phát triển với những bước nhảy vọt. Nó dựa trên một sự nhượng bộ hợp pháp, miễn trừ cho những người kiếm được ít hơn DM620 (340 đô la) một tháng khỏi việc đóng góp cho hệ thống an sinh xã hội toàn diện (rất tốn kém) của Đức, nhưng cũng loại trừ họ khỏi quyền được trả lương hưu và trợ cấp thất nghiệp. Một ước tính đặt tổng số người chỉ làm việc trong những công việc “vị thành niên” như vậy ở mức hơn 4 triệu, khoảng một nửa trong số đó là phụ nữ.
Công việc làm thêm và gia đình
Một cuộc khảo sát gần đây về phụ nữ tại nơi làm việc được xuất bản bởi Tờ economist đã vẽ nên một bức tranh khủng khiếp về sự ảnh hưởng từ loại hình công việc làm thêm tới người Mỹ hiện đại - không chỉ công nhân cổ xanh mà cả tới công nhân cổ trắng - và điều đó nhất thiết làm xói mòn cuộc sống gia đình và những mối quan hệ cá nhân:
“Bà Hochschild nhận thấy rằng những nhân viên này hiếm khi nghỉ phép của cha mẹ, làm công việc linh hoạt hàng giờ hoặc không sử dụng bất kỳ chính sách thân thiện với gia đình nào khác. Thay vào đó, họ dành nhiều giờ hơn ở nơi làm việc, thường dành nhiều thời gian làm ngoài giờ hơn so với tiêu chuẩn cần thiết. Đôi khi họ thực sự cần thu nhập ngoài giờ. Nhưng thường xuyên hơn là do phải đối mặt với sự lựa chọn giữa căng thẳng tại nơi làm việc hay căng thẳng ở nhà, cả nam và nữ đều chọn công việc, trong đó ít nhất họ thấy vui khi được tiếp xúc với đồng nghiệp, được coi trọng và được trả tiền cho những cực nhọc của mình, trong khi ở nhà, họ cảm thấy bị cô lập, bị coi thường và rẻ rúng với những đòi hỏi không bao giờ dứt. Công việc đã trở thành gia đình, và gia đình đã trở thành công việc khó khăn”
“Chắc chắn là phần lớn các gia đình Mỹ có trẻ em ở độ tuổi đi học hiện đang trải qua cuộc sống như được mô tả trong cuốn sách”, Tờ Kinh tế (18/7/98) cho biết thêm.
Tuy nhiên, những công nhân này không hài lòng với số mệnh của mình. Phân nửa vấn đề lớn nhất của họ là “thiếu thời gian”. Đây là một trong những mâu thuẫn nổi bật nhất của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vào thời điểm mà những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra cơ sở cần thiết cho cuộc cách mạng hóa cuộc sống của mọi người, cung cấp một môi trường làm việc tốt hơn và một tuần làm việc ngắn hơn, hàng triệu người đã bị buộc phải chịu khốn khổ bởi thất nghiệp không lối thoát, trong khi hàng triệu người khác “may mắn” hơn khi có việc làm, buộc phải chịu kiếp đời lao dịch, những giờ làm việc kéo dài và áp lực không ngừng nghỉ trong công việc. Họ buộc phải hy sinh sức khỏe và thể chất, cũng như cuộc sống gia đình và thời gian bên con cái.
Những tiến bộ của công nghệ đang được sử dụng để ông chủ tăng cường sự nô lệ với công nhân, khiến ngay cả những người làm việc bán thời gian vẫn bị nô lệ như ở văn phòng với một ngày làm việc không giới hạn. Các phát minh như điện thoại di động, máy nhắn tin và máy tính xách tay cho phép một mức độ kiểm soát chưa từng có đối với người lao động, ngay cả khi không có sự giám sát trực tiếp. Sự khác biệt giữa nơi làm việc và ở nhà, giữa giờ làm việc và thời gian rảnh rỗi đã không còn. Sự chuyên chế của Tư bản, sự làm chủ tuyệt đối của nó đối với công nhân và gia đình của họ, trở nên độc đoán. Do đó, câu hỏi chúng ta nên tự hỏi mình vào đầu thế kỷ 21 không phải là “Có cuộc sống sau khi chết không?” mà phải là “Ta có đang sống trước khi chết?”
‘Ca làm thứ hai’
Để ra ngoài làm việc, phụ nữ có con phải tìm cách để chúng được chăm sóc. Trong một xã hội lành mạnh, nguyên tắc về giáo dục phổ cập miễn phí nên được mở rộng cho trẻ em ở độ tuổi sớm nhất, bên cạnh những điều kiện hào phóng nhất của việc nghỉ phép có lương cho cha mẹ trong vài năm đầu. Thay vì điều này, các bà mẹ của tầng lớp lao động buộc phải để con cái mình lại cho những người “chăm trẻ” thiếu kinh nghiệm và không đủ tiêu chuẩn. Trong hoàn cảnh như vậy đã có những bi kịch xảy ra. Báo chí đưa tin giật gân đã chế biến một cách tốt nhất những cơ hội này thành một dịp để gieo thù ghét nên những người phụ nữ không may mắn. Nhưng họ thận trọng để tránh chỉ đích danh trách nhiệm của cái xã hội đã tạo điều kiện cho những thứ quái đản vậy.
Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Sức khỏe và Phát triển Con người Quốc gia, khoảng 80% trẻ sơ sinh Mỹ thường xuyên được chăm sóc bởi một người nào đó không phải là mẹ trong 12 tháng đầu đời; hầu hết trong số chúng bắt đầu được chăm sóc như thế trước bốn tháng tuổi; và thông thường họ được chăm sóc khoảng 30 giờ một tuần. Nhưng nó cũng nói thêm rằng:
Ngay cả những điều kiện nguyên thủy đó cũng là quá đắt đỏ đối với nhiều phụ nữ, những người phải từ bỏ nỗ lực tìm việc làm. Bất chấp tất cả các cuộc nói chuyện về sự giải phóng phụ nữ, sự nghiệp cho phụ nữ, nhiều người vẫn bị mắc kẹt giữa bốn bức tường của ngôi nhà. Ở Châu u nói chung, khoảng một phần ba những người trong độ tuổi lao động tự mô tả mình là “bà nội trợ”, theo Hội đồng hộ gia đình cộng đồng châu u, mặc dù điều đó có thể bao gồm một số công việc bán thời gian. Càng có nhiều con, họ càng có khả năng phải ở nhà. Nhưng “Đó không nhất thiết phải là một công thức cho hạnh phúc”, Tờ Kinh tế nói:
Một trăm năm trước trong Chương trình Erfurt của Đảng Dân chủ xã hội Đức chúng ta đọc được:
Điều này vẫn đúng cho tới ngày nay. Phụ nữ phải chịu cảnh nô lệ kép: chế độ nô lệ tại nơi làm việc cộng với “ca làm thứ hai” ở nhà. Những người vợ công nhân ở Nhật Bản chẳng hạn, dành khoảng ba tiếng rưỡi mỗi ngày cho các bổn phận với gia đình - trên cả công việc được trả lương của họ. Một vị trí tương tự tồn tại trong các xã hội được mệnh danh là văn minh phương Tây khác.
Phụ nữ và công đoàn
Sự chuyển đổi xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ là không thể tưởng nếu không có cuộc đấu tranh hàng ngày để tiến lên dưới chủ nghĩa tư bản. Do đó, chúng ta không thờ ơ với cuộc chiến cải cách. Tuy nhiên, đối với những người theo chủ nghĩa Marx, điều quan trọng nhất về mặt này là sự học hỏi của công nhân thông qua đấu tranh. Nhiệm vụ chính của chúng ta là “giải thích một cách kiên nhẫn”, bắt đầu từ những người phụ nữ có ý thức và tích cực nhất trong các đoàn thể và các đảng công nhân, sự cần thiết của sự chuyển đổi xã hội xã hội chủ nghĩa, không chỉ ở mỗi nước mà trên bình diện quốc tế. Chúng ta phải cố gắng nâng cao trình độ của họ, để họ quan tâm tới những vấn đề rộng lớn hơn, lý thuyết, ý tưởng, và tranh thủ họ cho chủ nghĩa Marx. Chúng ta nên cẩn trọng để không rơi vào cái bẫy giống như nhiều nhà cải cách, vô số giáo phái và chắc chắn cả nhiều nhà nữ quyền tư sản, những nghĩ rằng phụ nữ chỉ quan tâm đến cái gọi là vấn đề của phụ nữ. Mặc dù nhiều trong số những vấn đề này là thiết yếu, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá thấp sự quan tâm của phụ nữ tới các vấn đề rộng lớn hơn và những câu hỏi cơ bản khác trong ngày. Trái lại, những nữ chiến binh giai cấp giỏi nhất sẽ bị hấp dẫn và bị lôi cuốn bởi những lý thuyết và chương trình cách mạng của chủ nghĩa Marx.
Cuộc đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ phải bắt đầu tại nơi làm việc. Cuộc đấu tranh để tổ chức công nhân nữ vào các công đoàn, và cuộc đấu tranh cho tiền lương và điều kiện tốt hơn, cũng như sự bình đẳng hoàn toàn đối với công nhân nam, thiết lập nên nhiệm vụ đầu tiên của những người Marxist. Công nhân nữ cung cấp một tiềm năng cách mạng khổng lồ cho phong trào lao động, thứ mà bộ máy quan liêu công đoàn dụt dè và thủ cựu không có khả năng phát triển. Các điều kiện mới của sản xuất và sự mở rộng quy mô lớn của cái gọi là các ngành công nghiệp dịch vụ khiến cho gia tăng đáng kể số lượng phụ nữ lao động trong điều kiện cực khổ, phần lớn trong số họ không được tổ chức trong các công đoàn. Những người Marxist trong các công đoàn nên chủ động ở bất cứ nơi nào có thể để tăng nhu cầu về một chiến dịch tổ chức các tầng lớp không có tổ chức, và đặc biệt là phụ nữ và thanh niên trong các “ngành nghề” này.
Vấn đề trọng tâm là sự phân biệt đối xử trắng trợn đối với phụ nữ tại nơi làm việc. Trung bình, phụ nữ trên toàn thế giới, được trả lương ít hơn nam giới - thường ít hơn khoảng 20-30% - cho các loại công việc tương tự nhau. Và lương thấp hơn thường có nghĩa là phúc lợi thấp hoặc không có gì và lương hưu nhỏ hơn khi nghỉ hưu. Điều này không chỉ có hại cho phụ nữ mà cả nam giới nữa. Việc chấp nhận mức lương thấp cho bất kỳ nhóm công nhân nào có ảnh hưởng xấu đến tiền lương và điều kiện nói chung. Sự chấp nhận rằng phụ nữ và những người trẻ tuổi sẽ nhận được mức lương thấp hơn so với phần còn lại của lực lượng lao động là phản động, gây chia rẽ và phản tác dụng. Nó cũng giải thích cho sự thờ ơ của nhiều phụ nữ đối với các công đoàn, chúng đã không làm gì cho họ. Tổ chức ở nơi không có tổ chức là một nghĩa vụ cơ bản của công đoàn, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Đặc biệt quan trọng là cuộc đấu tranh để giành được sự “trả công bằng nhau cho công việc có giá trị như nhau”. Nguyên tắc "trả công bằng nhau cho công việc như nhau" có thể dễ dàng bị các nhà tư bản bóp méo và trốn tránh, vì thường khó hoặc không thể so sánh các loại hình công việc khác nhau được thực hiện bởi nam và nữ trong các ngành sản xuất khác nhau.
Như một cuộc khảo sát trên tờ The economist đưa ra:
Trong những ngành nghề có nhiều phụ nữ nhưng ít đàn ông làm việc, mức lương có xu hướng thấp. Điều này đặc biệt đúng trong bán hàng, dọn dẹp và phục vụ, ít hơn một chút trong các công việc như điều dưỡng và giảng dạy, trong đó chủ nhân chính là khu vực công. Với rất nhiều phụ nữ tập trung trong các công việc lương thấp, không có gì đáng ngạc nhiên, mặc dù có rất nhiều quy định về lương công bằng, vẫn có một khoảng cách lớn giữa thu nhập của nam và nữ ở tất cả các quốc gia. Do áp lực từ công nhân nữ và công đoàn, nó ngày càng nhỏ đi: Như ở Mỹ chẳng hạn, trong 20 năm qua, tiền lương theo giờ của phụ nữ đã tăng từ 64% so với nam giới lên hơn 80%. Nhưng sự khác biệt vẫn tồn tại, và chúng ta càng đi xuống thang bảng lương mức chênh lệch lại càng cao. Ở Mỹ, trong khi những người lao động chuyên nghiệp còn trẻ và chưa có con ở cả hai giới làm việc toàn thời gian thường được trả lương tương tự nhau, thì công nhân nữ lương thấp trong các ngành công nghiệp cực nhọc chỉ được trả một phần nhỏ so với lương trung bình của nam giới làm việc trong ngành.
Phụ nữ cũng bị phân biệt đối xử vì chức năng sinh con tự nhiên của họ. Trong xã hội ngày nay, việc có một đứa con, đáng nhẽ là một dịp để ăn mừng lại thường là một tai họa, đặc biệt là đối với người mẹ. Thông thường, điều đó có nghĩa là mất việc hoàn toàn và trở nên nghèo đói toàn diện, phải phụ thuộc một cách nhục nhã vào các thử nghiệm phúc lợi nhà nước. Báo chí tư sản, đặc biệt là ở Anh và Mỹ, đã coi các bà mẹ đơn thân như loài ký sinh “sống bên lề nhà nước”, mà lờ đi sự giải thích làm thế nào mà những phụ nữ này lại bị từ chối tiếp cận thị trường lao động và bị gạt ra lề xã hội theo cách tàn bạo và vô nhân đạo nhất. Nhưng ngay cả khi cô ấy thành công trong việc có được một công việc, điều đó vẫn có nghĩa là sự giảm thu nhập