CHỦ NGHĨA MARX VỚI VẤN ĐỀ DÂN TỘC (CHƯƠNG V)

Trong thời kỳ cổ điển của cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu, khoảng từ năm 1780 tới 1871, việc thành lập các quốc gia đóng một vai trò tương đối tiến bộ trong việc phá vỡ sự cục bộ địa phương, đập tan tàn dư của chế độ phong kiến ​​và đặt nền tảng cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất trên nền tảng của thị trường quốc gia. Nhưng trong thời đại hiện nay, tình hình đã biến chuyển. Các phương tiện sản xuất từ ​​lâu đã vượt xa giới hạn hẹp của quốc gia. Tại thời điểm hiện tại, nhà nước dân tộc đã không còn hoàn thành bất kỳ vai trò tiến bộ nào. Thay vì phát triển các phương tiện sản xuất, nó là một sự kìm hãm to lớn đối với các phương tiện sản xuất. Điều đó được ngầm thừa nhận bởi chính giai cấp tư sản. Sự hình thành của Liên minh châu Âu là một sự thừa nhận từ phía tư sản châu Âu rằng các quốc gia châu Âu nhỏ bé đơn lẻ trong quá khứ không thể cạnh tranh chống lại hai gã khổng lồ là đế quốc Mỹ và nước Nga Stalin hùng mạnh. Nhưng sự hình thành của Liên minh châu Âu đã không xóa bỏ nhà nước dân tộc ở châu Âu. Trái lại, các đối kháng dân tộc cũ vẫn tiếp tục tồn tại, kết quả là chủ nghĩa đế quốc Đức ở thời điểm hiện tại thống trị châu Âu với Pháp là đối tác hạng hai. Việc duy trì đối kháng dân tộc trên cơ sở của một cuộc suy thoái toàn cầu chắc chắn sẽ làm chúng ngày một thêm sâu sắc.


Những kẻ bênh vực chủ nghĩa tư bản muốn đưa ra một bức tranh màu hồng về cái gọi là toàn cầu hóa, một thế giới không còn mâu thuẫn, hân hoan hướng tới sự giải phóng và tự do hơn bao giờ hết. Nhưng sự thật rất khác, thế giới đã không trở nên toàn cầu hóa theo cách họ vẽ ra. Ngày nay thế giới có xu hướng chia thành ba khối đế quốc đối nghịch nhau. Hoa Kỳ kiểm soát Canada và Nam Mỹ. Ở châu Á là một khối yếu hơn thống trị bởi Nhật Bản. Liên minh châu Âu, do Đức thống trị, nước cũng thống trị một phần lớn của thế giới thuộc địa ở Châu Phi, Trung Đông, Đông u và Caribê. Sự đối kháng giữa các khối đế quốc đối địch này cũng dữ dội như bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Thực ra, tại bất kỳ giai đoạn nào khác của lịch sử nào, điều này có nghĩa là chiến tranh giữa các khối này. Nhưng một cuộc chiến tranh thế giới dường như đã được loại trừ chỉ vì sự ra đời của các phương tiện hủy diệt khủng khiếp như vũ khí hạt nhân, vi khuẩn và hóa học, với chúng các cường quốc sẽ có nguy cơ hủy diệt lẫn nhau. Thay vào đó là một cuộc đấu tranh dữ dội cho các thị trường, điều chắc chắn sẽ dẫn tới một loạt các cuộc chiến tranh cục bộ trong các khu vực trên thế giới. Ví dụ như sự tranh giành ảnh hưởng, thị trường và quyền tiếp cận với sự giàu có phong phú về khoáng sản của châu phi đã dẫn đến làn sóng thảm khốc của các cuộc chiến ở Trung Phi. Bề ngoài chúng thường được vẽ lên như là kết quả của chủ nghĩa bộ lạc và sự man rợ đơn thuần từ phía người dân châu Phi. Nhưng trong thực tế, đằng sau hầu hết các cuộc xung đột này chúng ta có thể thấy đó như là kết quả của cuộc đấu tranh giành chỗ đứng giữa Hoa Kỳ, Pháp và Anh thông qua việc sử dụng các bù nhìn của họ ở phe này hay phe khác.

Thế giới được mô tả trong Chủ nghĩa đế quốc của Lenin là một phản ánh khá chính xác cho tình hình quốc tế hiện tại. Một cuộc đấu tranh dữ dội để giành giật các thị trường giữa các cường quốc đế quốc, ngay cả với những thị trường nhỏ nhất. Điều này khác xa bức tranh ấm cúng về một thế giới toàn cầu hóa tươi đẹp, trong đó tất cả những mâu thuẫn đã được giải quyết. Trong thực tế, các thế lực đế quốc đang chiến đấu như những con chó vì một khúc xương. Chỉ cần liếc qua bản đồ châu Phi để thấy những tội ác của chủ nghĩa đế quốc, sự bóp nghẹt tàn bạo sinh mệnh và sự phát triển của hàng triệu con người diễn ra ngày qua ngày. Ở nơi đây biên giới là những đường thẳng được vẽ trên bản đồ bởi sự trợ giúp của một người cai trị. Tờ The economist đưa ra một mô tả khá chính xác về những gì thực sự xảy ra: “Các quan chức châu Âu đã tình cờ quy tụ có lẽ khoảng 10.000 bộ lạc và dân tộc khác nhau thành vài tá nhà nước thuộc địa.” Các cuộc chiến hiện đang diễn ra ở Trung Phi, một phần là di sản của những chạm khắc quái dị này, thứ đã cắt ngang tất cả các khu vực địa lý, ngôn ngữ và bộ lạc tự nhiên. Có một nỗi kinh hoàng không hồi kết ở một loạt các quốc gia: Từ Congo, Rwanda, Burundi tới Sierra Leone với đầy rẫy yếu tố man rợ. Một bài báo trên tờ The economist đã đề cập đến cuộc chiến ở Sierra Leone như sau: "Trẻ con giết cha mẹ, các băng đảng ăn thịt người lang thang khắp vùng nông thôn, vô luật pháp, sự man rợ nảy nở khắp nơi, Sierra Leone là quốc gia châu Phi mới nhất tan rã trong hỗn loạn đẫm máu. Và kết cục có thể là tệ nhất chưa?”

Việc chủ nghĩa đế quốc đẽo gọt châu Phi là một hành động tội ác. Nhưng giờ đây, hơn một trăm năm đã qua, một loạt các quốc gia đã được thành hình ở Châu Phi. Sứ mệnh mang tới một nền dân chủ, lý trí và tiến bộ thực sự cho các quốc gia châu Phi thời hậu thuộc địa là một sứ mệnh mà chỉ có giai cấp vô sản mới thực hiện được thông qua việc lật đổ triệt để sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc và những tay sai bản địa của nó. Nền độc lập thực sự và khả năng đứng vững trước mọi áp lực nước ngoài chỉ có thể đạt được thông qua sự thống nhất các bộ phận bị chia rẽ trên khắp châu Phi trên cơ sở kế hoạch chung cho sản xuất xã hội chủ nghĩa. Việc khai thác chung của cải tự nhiên khổng lồ của lục địa, tiềm năng nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản rộng lớn của nó, có thể thay đổi cuộc sống của các dân tộc và do đó chấm dứt cơn ác mộng xung đột giữa các bộ lạc và sắc tộc. Tuy nhiên, các nỗ lực cải tổ trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản, thay đổi các biên giới hiện có thông qua chiến tranh, chỉ có thể có kết quả tiêu cực nhất và thậm chí trực tiếp dẫn đến sự man rợ. Đặt trước hàng triệu người đang tuyệt vọng viễn cảnh rằng bằng cách thay đổi biên giới sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của họ, đó là một sự lừa dối hèn hạ.

Không ở nơi nào mà bản chất phản động của việc lạm dụng khẩu hiệu tự quyết lại rõ ràng hơn ở châu Phi. Khẩu hiệu tự quyết ở châu Phi đã nhiều lần bị thao túng vì mục đích phản động, làm suy yếu một số quốc gia bằng cách ly khai các tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản để sau đó nó có thể dễ dàng bị thao túng bởi các cường quốc nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia. Trong mọi trường hợp đều có sự tham gia của chủ nghĩa đế quốc. Có một trận chiến kinh hoàng giữa đế quốc Mỹ và Pháp vì các thị trường ở Châu Phi. Và theo đuôi những con sói lớn, chú chó xù bé nhỏ nước Anh cũng đang cố gắng can dự vào Sierra Leone, mặc dù theo dự đoán sẽ không có nhiều thành công.

Mặc cho mọi lời phát biểu hay ho về tự do hóa và dân chủ, thực tế là chủ nghĩa đế quốc đang tiến hành một sự áp bức và bóc lột tàn bạo nhất đối với các quốc gia thuộc địa cũ. Giá nguyên liệu thô thấp là một phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của phương Tây trong 50 năm qua. Điều này cho thấy những hạn chế của nhà nước dân tộc. Thực tế là trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản, thành quả của sự độc lập chính thức, cho dù là một sự phát triển tiến bộ, vẫn không thể giải quyết được điều gì. Các quốc gia cựu thuộc địa, trên lý thuyết là người chủ trong chính ngôi nhà của họ nhưng trên thực tế vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới, tức là chủ nghĩa đế quốc.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta đã chứng kiến ​​sự bùng nổ mạnh mẽ của cách mạng thuộc địa. Đây có lẽ là phong trào lớn nhất của những người bị áp bức trong lịch sử loài người. Đây là một sự thức tỉnh to lớn của các dân tộc thuộc địa, từ Trung Quốc, Châu Phi, Trung Đông, Indonesia, Ấn Độ, tới Pakistan. Đó là một phong trào đầy cảm hứng đã lôi cuốn hàng triệu con người phá xiềng nô lệ để đứng lên chống lại chủ nhân của họ, chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là rõ ràng vì sao tất cả những người Marxist ủng hộ cách mạng thuộc địa. Đó là một phong trào cách mạng, một cú đòn trời giáng với chủ nghĩa đế quốc, nó đã thức tỉnh quần chúng và thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, 50 năm sau, ví dụ như ở Ấn Độ và Pakistan, giai cấp tư sản đã giải quyết được điều gì? Họ có độc lập chính thức, nhưng dưới chủ nghĩa tư bản, điều này hóa ra không độc lập chút nào. Các nước thuộc địa cũ bị xích vào cỗ xe của Chủ nghĩa đế quốc thế giới thông qua các cơ chế của thị trường toàn cầu. Trên thực tế thậm chí giờ họ đã bị nô lệ nhiều hơn so với 50 năm trước. Sự khác biệt duy nhất là vai trò của quân đội, chế độ quan liêu trong sự cai trị gián tiếp, thông qua các điều khoản thương mại, đó là hoán đổi nhiều lao động hơn để nhận về ít hơn và thông qua việc mắc nợ.

Giảm giá hàng hóa và nợ nần

Sự sụp đổ ở châu Á được tìm thấy triệu chứng trong sự sụt giảm giá chung của hàng hóa bao gồm cả dầu mỏ trên thị trường thế giới. Chỉ riêng trong năm 1998, giá dầu đã giảm từ khoảng 20 đô la một thùng xuống dưới 10 đô la một thùng. Đây là một công thức hoàn thành cho cuộc cách mạng ở mỗi quốc gia sản xuất dầu mỏ. Sự thực là giá dầu đã phục hồi do Ả Rập Saudi và các nước sản xuất dầu khác đồng ý hạn chế sản xuất. Nhưng tác động từ việc này không thể kéo dài, đặc biệt là khi hầu hết các nước này phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ để kiếm ngoại tệ cho mình. Họ không có nguồn thu nhập nào khác. Toàn bộ lịch sử của các cartel cho thấy sớm hay muộn một quốc gia sẽ bắt đầu cố gắng tìm kiếm lợi thế bằng cách bán thêm dầu, và toàn bộ mọi thứ bị phá vỡ. Điều tương tự cũng đúng cho tất cả các nguyên liệu thô.

Các nước cựu thuộc địa phải chịu sự khai thác kép, đó là hai điểm của cánh kéo. Thông qua các khoản nợ, các mẫu quốc bòn rút nhân dân thuộc địa. 10 năm trước, khoản nợ tích lũy từ Thế giới thuộc địa là khoảng 800 tỷ dollar. Tất cả đã được trả xong. Từ năm 1990 đến năm 1997 đó là khoản đảm bảo cho các khoản nợ, tức là lãi suất, đó là 1,8 nghìn tỷ dollar mà thế giới thuộc địa đã phải trả. Đó là hơn hai lần số tiền nợ ban đầu. Và những gì đã xảy ra với các khoản nợ tích lũy? Năm 1994, nó giữ ở mức 1,4 nghìn tỷ đô la và tới năm 1997, nó ở mức 2,1 nghìn tỷ đô la. Có trả mãi cũng không hết được.

Ở Nigeria dầu mỏ chiếm 95% thu nhập ngoại tệ của đất nước. Năm 1997, Nigeria đã kiếm được 12 tỷ dollar Mỹ từ việc bán dầu. Năm 1998 nó giảm xuống còn 6,8 tỷ. Sự sụt giảm khủng khiếp này đã không thể được bù đắp bằng đợt tăng giá dầu tiếp theo. Sự bất ổn phát sinh từ sự dao động mạnh mẽ của giá dầu được nhân đôi bởi sự gia tăng bất ổn chính trị - xã hội. Trong mọi trường hợp, những bộ phận nghèo nhất trong xã hội không nhận được lợi ích từ giá dầu tăng, nhưng phải chịu hậu quả tồi tệ nhất khi nó giảm. Nigeria, từng là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi nhưng hiện giờ nó là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới theo báo cáo của Liên Hợp Quốc. Tình trạng này dẫn đến những hậu quả xã hội nghiêm trọng mà biểu hiện gay gắt nhất của chúng là sự đối nghịch ngày càng tăng giữa các vùng và các nhóm dân tộc khác nhau.

Nếu công nhân không thành công trong việc nắm quyền và chuyển đổi Nigeria theo đường xã hội chủ nghĩa, đó sẽ là sự chuẩn bị cho một cơn ác mộng. Có ít nhất 120 dân tộc ở Nigeria, trong đó có ba dân tộc chính, đa số dân miền Bắc theo đạo Hồi và có truyền thống thống trị nhà nước cũng như đàn áp hai dân tộc chính khác là Yorubas và Igbo ở miền Nam và miền Đông đất nước. Trong chiến tranh Biafra khi đế quốc đã tham gia vào nỗ lực chia cắt khu vực người Igbo, điều dẫn đến một cuộc tắm máu khủng khiếp. Nếu Nigeria bị chia cắt theo các đường dân tộc thì đó có thể là một cuộc tàn sát còn ghê gớm hơn, điều này sẽ khiến cho cuộc chiến ở Biafra cũng không thể so sánh bằng. Trong tình huống như vậy, sự ủng hộ cho nhu cầu tự quyết không chỉ đối với các dân tộc chính của Nigeria, mà còn đối với các nhóm bộ lạc, như một giáo phái đã ủng hộ, là đỉnh cao của sự vô trách nhiệm.

Ở Indonesia vấn đề dân tộc cũng chiếm vai trò rất quan trọng và một vị trí chính xác về vấn đề này sẽ là thiết yếu đối với những người theo chủ nghĩa Marx Indonesia không kém gì những người Bolshevik Nga. Nếu giai cấp vô sản Indonesia không thành công trong việc mở ra con đường về phía trước thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự chia cắt ở Indonesia sẽ trở thành một khả năng thực sự. Một thùng thuốc súng của những bất đồng chủng tộc và tôn giáo sẽ mang tới hậu quả khủng khiếp như thế nào là điều đáng để suy ngẫm. Những sự kiện đẫm máu ở Đông Timor là lời cảnh báo cho tất cả các dân tộc Indonesia. Ngay lúc này đây ở Aceh, Molucca và các đảo khác đã có sự xuất hiện của những xung đột đẫm máu giữa các sắc tộc. Các lực lượng phản động trong giới chóp bu của quân đội, địa chủ, tư bản và các thành viên của chế độ cũ, khi phải đối mặt với sự mất quyền lực và đặc quyền sẽ không ngần ngại nhấn chìm Indonesia trong cơn ác mộng của hỗn loạn và đổ máu để gây chia rẽ và làm chệch hướng phong trào quần chúng. Chỉ có sự kết hợp khéo léo thành một chương trình vừa công nhận quyền và nguyện vọng của tất cả các dân tộc trên Quần đảo với chương trình hợp nhất công nhân và nông dân nghèo thuộc mọi dân tộc và tôn giáo để tước đoạt của địa chủ và tư bản, một lối thoát mới là khả dĩ.

Cuộc cách mạng thuộc địa ngày nay

Vì sao cuộc cách mạng thuộc địa đã trở nên biến dạng như vậy, với sự chệch hướng về phía chủ nghĩa vô sản Bonaparte, một mặt đó là bởi sự chậm trễ của cách mạng vô sản ở phương Tây và ở mặt kia là sự vắng mặt của các đảng Marxist mạnh. Nếu các đảng như vậy tồn tại, nó sẽ hoàn toàn có thể thực hiện được cuộc cách mạng theo đường lối cổ điển. Xét cho cùng, nước Nga của năm 1917 là một quốc gia cực kỳ lạc hậu, một quốc gia nửa phong kiến nửa thuộc địa, đồng thời là một liệt cường đế quốc. Ở một đất nước 150 triệu dân, chỉ có 3,5 triệu công nhân công nghiệp, 10 triệu nếu chúng ta liệt kê cả các bộ phận khác của giai cấp như: vận chuyển, khai thác, v.v. Nhưng Lenin vẫn dựa vào giai cấp công nhân để thực hiện thành công một cuộc cách mạng cổ điển ở Nga.

Không có gì phải nghi ngờ rằng khi các đảng Marxist mạnh được xây dựng ở các quốc gia như Pakistan, hay Mexico, sẽ không có chuyện phong trào bị chệch hướng thành chủ nghĩa du kích và chủ nghĩa vô sản Bonaparte. Chiến tranh nông dân ở các nước kém phát triển nên là một sự bổ trợ cho cuộc cách mạng vô sản, nhưng nó không thể đóng vai trò chính. Dĩ nhiên, quần chúng ở các nước kém phát triển không thể đợi cho đến khi các đảng đại chúng được tạo ra, hoặc cho đến khi công nhân ở Anh hoặc Pháp lên nắm quyền. Do đó, những bùng nổ bạo lực, những cuộc nổi dậy, thậm chí là chiến tranh du kích, như chúng ta đã thấy ở Colombia, là không thể tránh khỏi trong thời đại hiện nay. Trong trường hợp không có đảng Bolshevik, cuộc cách mạng thuộc địa có thể diễn ra dưới mọi hình thức quái dị nhất. Không cần phải nói, những người Marxist sẽ hỗ trợ bất kỳ phong trào nào của những người bị áp bức chống lại chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là nếu nó dẫn đến việc xóa bỏ chủ nghĩa địa chủ và chủ nghĩa tư bản. Nhưng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề của dân tộc và thuộc địa là thông qua hệ thống Soviet mà Lenin và Trotsky đã đưa ra ở Nga vào năm 1917. Dưới chủ nghĩa tư bản chỉ có ngõ cụt. Giai cấp công nhân phải nắm quyền lực vào tay chính mình. Bằng cách quốc hữu hóa các phương tiện sản xuất, dưới sự kiểm soát và quản lý dân chủ của giai cấp công nhân, một sự khởi đầu có thể được thực hiện ngay lập tức để giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của xã hội.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện đại, điều này là không đủ. Một chính sách quốc tế là một yêu cầu cơ bản. Chủ nghĩa dân tộc không thể cung cấp một con đường tiến về phía trước. Ví dụ, nếu công nhân và nông dân ở Ecuador nắm quyền lực và điều này là hoàn toàn có thể, như chúng ta đã thấy trong phong trào tuyệt vời vào tháng 1 vừa qua, chủ nghĩa đế quốc Mỹ sẽ không khoanh tay ngồi yên. Washington không muốn tham gia vào một cuộc chiến trên mặt đất ở Mỹ Latinh (hoặc bất cứ nơi nào khác) vì sợ ảnh hưởng ở nhà. Nhưng nó chắc chắn sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để phá hoại và làm suy yếu cuộc cách mạng. Nó sẽ không chỉ tổ chức một chiến dịch phong tỏa kinh tế và hỗ trợ các lực lượng phản cách mạng ở Ecuador, mà còn kích động các quốc gia láng giềng can thiệp chống lại cách mạng. Đã có một cuộc chiến trong vài năm qua giữa Ecuador và Peru.

Do đó, chìa khóa để thành công là một chính sách đúng đắn. Tiền đề cho nó là một lãnh đạo Bolshevik, đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa quốc tế vô sản. Những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã chỉ ra trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản rằng, mặc dù quốc gia trong hình thức, cuộc cách mạng vô sản luôn mang tính quốc tế. Tức là, mặc dù công nhân của một quốc gia cụ thể có thể và trước tiên cần phải giải quyết giai cấp tư sản ở chính nước mình, nhưng nó không thể chỉ dựa trên một cuộc cách mạng dân tộc thuần túy. Nó phải thực hiện từng bước truyền bá cuộc cách mạng vượt ra ngoài biên giới của chính mình, hoặc phải đối mặt với viễn cảnh của sự thất bại và hủy diệt. Vì điều đó, chủ nghĩa dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể dung hợp và các khái niệm không tương thích lẫn nhau và không thể tránh khỏi xung đột với nhau về quan điểm.

Ví dụ, cách duy nhất để một cuộc cách mạng ở Ecuador có thể đối đầu với kẻ thù của mình là lập tức kêu gọi công nhân và nông dân Peru, Venezuela, Colombia và toàn bộ châu Mỹ Latinh đến trợ giúp họ. Một lời kêu gọi như vậy sẽ không rơi vào tai của kẻ điếc! Toàn bộ châu Mỹ Latinh đang trong một cơn khủng hoảng sâu sắc. Đây là một biểu hiện sinh động nhất của tính phản động của chế độ tư hữu phương tiện sản xuất và nhà nước dân tộc. Một khi cuộc cách mạng bắt đầu ở bất kỳ quốc gia nào ở Mỹ Latinh, nó sẽ có xu hướng lan rộng. Quá trình này sẽ được hỗ trợ vô cùng lớn bởi một chính sách quốc tế có ý thức. Trong thực tế, nhà nước dân tộc ở châu Mỹ Latinh mang một đặc điểm hoàn toàn nhân tạo. Bằng cách duy trì sự phân chia giữa những người cùng chung lịch sử, văn hóa và với ngoại lệ Brazil, là một ngôn ngữ chung, chúng ta đang duy trì sự Balkan hóa Mỹ Latinh, nghĩa là đặt tiền đề cho lũ kẻ cướp đặt ách nô lệ lên hàng triệu con người và cướp bóc một lục địa giàu tiềm năng thịnh vượng và tiên tiến.

Từ lâu Simon Bolivar đã đề xướng triển vọng về một Mỹ Latinh thống nhất. Trên cơ sở tư bản, ý tưởng đó vẫn là một giấc mơ không tưởng. Nhưng trên cơ sở quyền lực trong tay người lao động, Liên đoàn Xã hội Châu Mỹ Latinh sẽ đồng nghĩa với sự hợp nhất của mọi các nguồn lực lớn trên lục địa vì lợi ích của tất cả các dân tộc. Điều này, đến lượt nó, sẽ có tác dụng kích động đối với những người lao động ở Bắc Mỹ nơi 20% dân số Hoa Kỳ hiện là người gốc Tây Ban Nha. Điều đó sẽ đặt nền tảng cho chiến thắng của chủ nghĩa xã hội, phía bắc cũng như phía nam của Rio Grande, và do đó trên quy mô thế giới.

Vấn đề của người Palestine

Vấn đề dân tộc có ý nghĩa quan trọng ở Trung Đông, và trên hết là vấn đề của người Palestine. Sau hàng thập kỷ chịu áp bức dân tộc dưới bàn tay của đế quốc Israel, quần chúng Palestine sôi sục trong cảm giác bất công và khát khao về mảnh đất quê nhà của chính họ. Đó là khát khao không thể lay chuyển, điều mà những người Marxist sẽ ủng hộ và đấu tranh. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong ba mươi năm qua đã mang tới cho chúng ta một số bài học đắt giá. Các nhà lãnh đạo dân tộc tiểu tư sản của PLO đã đưa ra ý tưởng rằng họ có thể có được quyền tự quyết bằng một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Israel. Trong thực tế, điều này đã dẫn đến những hành động ngu xuẩn như khủng bố cá nhân, đánh bom, bắt cóc, cướp máy bay, v.v. Những hành động này không mảy may làm suy yếu Israel dù nhỏ nhất. Trái lại, ở mức độ nhất định chúng đã thuyết phục những người Israel bình thường tin vào ý định muốn "đẩy người Do Thái xuống biển", đẩy dân chúng vào vòng tay của bọn phản động. Khác xa với việc làm suy yếu nhà nước Israel, họ đã củng cố nó.

Chiến thuật của các nhà lãnh đạo PLO đã khiến người Palestine thất bại hết lần này đến lần khác. Đầu tiên, họ đã bị vua Hussein của Jordan nghiền nát vào năm 1970, mặc dù họ có thể dễ dàng nắm quyền ở đất nước đó. Sau đó, họ lặp lại câu chuyện tương tự ở Lebanon, góp phần kích động một cuộc nội chiến đẫm máu và sự can thiệp của Israel và Syria thông qua cuộc mặc cả. Và trong khi họ tiếp tục với những chiến thuật thảm khốc của khủng bố cá nhân, họ không có chiến lược nào cho một cuộc nổi dậy quần chúng ở chính Bờ Tây. Khi Intifada cuối cùng đã nổ ra, Arafat và lãnh đạo PLO đã không có vai trò thực sự nào trong đó. Thanh niên Palestine đã phải đối mặt với sức mạnh của bộ máy quân sự Israel, không vũ trang ngoại trừ gậy và đá. Mặc dù vậy, chỉ trong vài tháng phong trào quần chúng ở Bờ Tây đã làm nhiều hơn cho sự nghiệp của người Palestine so với Arafat và đồng sự trong nhiều năm.

“Những nhượng bộ” do Tel Aviv đưa ra hoàn toàn không phải là kết quả từ hành động của những người lưu vong PLO, mà là một phần kết quả của Intifada, đã làm rung chuyển xã hội Israel và thu hút sự chú ý của cả thế giới. Và chúng cũng là sự phản ánh của tình hình thế giới mới. Kể từ khi chủ nghĩa Stalin sụp đổ, cán cân thế giới đã thay đổi. Hoa Kỳ đã đạt được một sự thống trị tuyệt đối trên quy mô thế giới. Điều này có nghĩa là Washington không còn quá phụ thuộc vào Israel như trong Chiến tranh Lạnh. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ có lợi ích kinh tế và chiến lược quan trọng ở Trung Đông, đồng nghĩa với mối quan tâm đến việc bảo vệ các chế độ Ả Rập như Ả Rập Saudi và duy trì sự ổn định trong khu vực. Do đó, Washington đã gây áp lực lên Tel Aviv để thỏa hiệp với người Palestine và các quốc gia Ả Rập láng giềng. Và Arafat đã sốt sắng nhảy vào để chấp nhận những gì được cung cấp. Hàng thập kỷ thất bại để theo đuổi sự nghiệp của Palestine cho phép các nhà lãnh đạo PLO tham lam được tận hưởng “trái ngọt” mà người dân đã chinh phục bằng máu của mình. Những gì họ chấp nhận chung quy là một sự phản bội lại cuộc đấu tranh dân tộc của nhân dân Palestine.

Washington hy vọng sẽ thiết lập sự ổn định trong khu vực thông qua một thỏa hiệp bắt buộc. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc vốn nổi tiếng là không ổn định và phức tạp, những gì chủ nghĩa đế quốc đã châm ngòi trong quá khứ không phải luôn dễ dàng để dập tắt chỉ vì nó thay đổi ý định. Giống như chủ nghĩa đế quốc Anh đã tạo ra một con quái vật Frankenstein ở Bắc Ireland, thứ mà giờ đây nó đã không thể kiểm soát, vì vậy đế quốc Mỹ giờ đã nhận ra rằng, nó đã dựng lên một nhà nước đối tác ở Israel, con rối không phải lúc nào cũng nhảy khi dây được kéo. Giai cấp thống trị Israel có lợi ích riêng của mình, có thể có hoặc không, tương thích với những kẻ đồng cấp Hoa Kỳ. Do đó, cái gọi là Thỏa thuận Hòa bình ở Trung Đông đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Không có vấn đề cơ bản nào đã được giải quyết.

Theo dự đoán của những người Marxist, thỏa thuận mà Arafat đã ký với người Israel là một cái bẫy đối với người dân Palestine. Đây không phải là quyền tự quyết mà chỉ là một bức tranh biếm họa nghèo nàn, một sự lừa đảo. Thực thể mới của Palestine là một quái thai bị cắt xén, với việc Gaza bị tách khỏi Bờ Tây và Jerusalem vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Israel. Có đủ những điều kiện nhục nhã kèm theo. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, một số lượng lớn người định cư Do Thái vẫn ở lại và sinh sống như một sự khiêu khích liên tục đối với người Palestine. Trên thực tế, cái gọi là Chính quyền của người Palestine chỉ là một công cụ còn trong thực tế Israel vẫn tiếp tục là kẻ thống trị. Các điều kiện của quần chúng Ả Rập ở Bờ Tây và Gaza có lẽ còn tồi tệ hơn trước với tình trạng thất nghiệp hàng loạt, đặc biệt là trong giới trẻ. Israel có thể siết con ốc bất cứ lúc nào bằng cách đóng cửa biên giới, để tước đi việc làm, bánh mì của người Palestine ở Israel. Để làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, Arafat và đồng bọn đã biến mình thành một tầng lớp quan liêu đặc quyền, cai đội cho Tel Aviv, trong khi làm đầy túi bản thân bằng chi phí của những người Palestine bình thường.

Mặc cho sự môi giới và gây áp lực trong tiếng kèn Trumpet hợp xướng từ Washington, thỏa thuận đang sụp đổ. Với sự thất bại của Netanyahu và cuộc bầu cử cho chính phủ Lao động, Washington hy vọng rằng cuối cùng họ sẽ thành công trong việc áp đặt ý chí của mình. Nhưng áp lực của những người định cư Do Thái, như chúng tôi dự đoán, đã dẫn đến hết từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác. Chính phủ Tel Aviv, không đạt được bất kỳ tiến bộ nào với người Palestine, quay ra nỗ lực đàm phán một thỏa thuận với Syria về Cao nguyên Golan. Nhưng không lâu sau đó vấn đề trao trả cao nguyên Golan đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn ở Israel chống lại nó. Cuộc đàm phán với Syria lâm vào bế tắc, dẫn tới một đợt bùng nổ chiến sự mới ở Nam Lebanon.

Nghiêm trọng nhất là sự bất mãn ngày càng tăng của quần chúng ở Bờ Tây và ở Gaza mà nguy cơ kích động một Intifada mới. Đó là một tình huống tiềm tàng. Một Intifada mới sẽ chứa đựng một tiềm năng cách mạng rõ ràng, với điều kiện là: nó có được một sự lãnh đạo cách mạng vững chắc, đại diện cho một giải pháp quốc tế. Trên cơ sở của chủ nghĩa dân tộc, không có giải pháp nào là khả thi. Một lãnh đạo có tầm nhìn xa sẽ cố gắng liên kết phong trào cách mạng của người Palestine với phong trào của giai cấp công nhân ở Israel. Nó sẽ giải thích rằng kẻ thù chung của người lao động Ả Rập và cũng như Israel là các chủ ngân hàng và giai cấp tư sản Israel. Nó sẽ làm rõ rằng phong trào cách mạng của người Palestine không nhằm vào các công dân Israel bình thường. Nó sẽ tìm kiếm một cách có hệ thống các điểm hỗ trợ trong xã hội Israel: trong số các sinh viên và thanh niên tiến bộ, trong các nhà máy và doanh trại quân đội. Ý tưởng trung tâm phải là sự cần thiết cho một sự chuyển đổi về cơ bản xã hội, không chỉ ở Palestine mà cả ở Israel, đó là cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng bế tắc.

Số phận của người Palestine đã là một tấn bi kịch khủng khiếp. Hơn 30 năm nay, người Palestine đã đấu tranh cho quyền tự quyết, nhưng trên cơ sở của chủ nghĩa dân tộc điều đó dẫn tới đâu? Một thảm họa và một sự phản bội hoàn toàn. Bài học là rõ ràng và cần phải được rút ra: vấn đề dân tộc ở Palestine không thể được giải quyết trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề đó là bằng các biện pháp cách mạng, bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Israel và các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở tất cả các nước Ả Rập xung quanh, bắt đầu với Jordan nơi PLO có thể nắm quyền từ 30 năm trước nếu như nhà lãnh đạo PLO không phản bội cuộc cách mạng. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề đó là trên cơ sở của Liên đoàn xã hội chủ nghĩa Trung Đông với quyền tự chủ hoàn toàn cho người Palestine và cả người Israel.

Những người tiểu tư sản hay hoài nghi sẽ nói rằng điều này không “thực tế”. Nhưng chưa đủ hay sao những giải pháp “thực tế” mà những kẻ tự cho mình là thông minh này đã ủng hộ trong suốt ba mươi năm qua, không chỉ ở Trung Đông. Ở mọi nơi, không ngoại lệ, những chính sách “thực tế” này làm sôi sục sự giận dữ của chủ nghĩa khủng bố cá nhân và sự ngu xuẩn của chủ nghĩa dân tộc, những thứ không mang lại điều gì ngoài thảm họa và sự phản bội. Chúng ta đã thấy điều đó lặp lại trong sự đầu hàng của các nhà lãnh đạo dân tộc người Kurd của PKK và sự phản bội Mandela và Mbeki trước những khát vọng của giai cấp vô sản đen ở Nam Phi. Lenin đã đúng hàng ngàn lần khi ông trút sự khinh bỉ vào những chính sách được gọi là “thực tế” của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Chỉ có một thực tế đơn giản: Lối thoát duy nhất cho người Palestine là trên cơ sở của một nhà cách mạng, chính sách giai cấp quốc tế. Bất kỳ giải pháp khác nào chỉ là tiền đề cho những thảm họa mới. Chương trình thực sự duy nhất là chương trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Marx không có gì tương tự với chủ nghĩa hòa bình. Chúng tôi không phản đối trên nguyên tắc tất cả các cuộc chiến và hiểu rằng một số cuộc chiến là tiến bộ. Nhưng “Vàng thau luôn lẫn lộn”. Không phải cuộc chiến nào được chiến đấu dưới ngọn cờ tự quyết đều có tính tiến bộ. Trong từng trường hợp cụ thể, những người theo chủ nghĩa Marx phải xem xét kỹ lưỡng nội dung giai cấp của cuộc chiến, hay cuộc đấu tranh dân tộc, xác định những lợi ích nào ẩn sau nó và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp của giai cấp công nhân và chủ nghĩa xã hội thế giới. Chỉ sau đó, mới có thể xác định được thái độ của chúng ta đối với cuộc chiến, coi nó là tiến bộ hay phản động, và để có một vị trí phù hợp với xác định này.

Trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, liệu có đúng khi ủng hộ Liên minh vì lý do quyền tự quyết? Câu hỏi tự đã là câu trả lời. Trong những điều kiện nhất định, cuộc chiến để duy trì Liên minh có một tính cách tiến bộ và bán cách mạng. Bằng cách áp đặt ý chí của mình lên miền Nam, Liên bang miền Bắc chắc chắn đã vi phạm quyền của miền Nam để xác định số phận của mình một cách tự do. Nhưng những cân nhắc như vậy là hoàn toàn thứ yếu khi so sánh với vấn đề cơ bản, đó là các vấn đề giai cấp. Ai đứng sau yêu cầu tự quyết trong trường hợp này? Các chủ nô của miền Nam. Giai cấp công nhân phải ủng hộ miền Bắc, vì sự duy trì của Liên Bang sẽ đẩy mạnh sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và do đó là giai cấp vô sản. Việc giải phóng nô lệ da đen là một bước cần thiết và tiến bộ theo hướng này. Trường hợp này là rất rõ ràng và bất kỳ ai tỉnh táo không có gì phải tranh luận với điều đó. Nhưng có nhiều trường hợp khác trong đó nhu cầu tự quyết được nâng lên vì các mục đích hoàn toàn phản động, và phải bị từ chối một cách quyết đoán. Ví dụ, yêu cầu của Liên đoàn phương Bắc ở Ý rằng họ nên có quyền ly khai và tạo thành một nhà nước riêng biệt có một đặc tính phản động rõ ràng.

Những ví dụ này là khá đủ để xác định thực tế rằng khát vọng quốc gia và quyền tự quyết không phải, và không thể, là tuyệt đối. Một nhu cầu như vậy, trong một bối cảnh lịch sử nhất định, có thể có một đặc tính tiến bộ. Nhưng nó cũng có thể là hoàn toàn phản động và suy đồi. Mỗi trường hợp cần phải xem xét nội dung cụ thể, xác định lợi ích giai cấp nào có liên quan và tìm ra những tác động của một phong trào cụ thể đối với lợi ích chung của giai cấp công nhân và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội trên phạm vi quốc tế. Mặc dù vấn đề dân tộc rất phức tạp, nhưng thường là đủ để xác định vấn đề trong lập trường cụ thể từ đó mà có vị trí đúng đắn. Năm 1991, khi Nam Tư bắt đầu sự sụp đổ, các tác giả của tài liệu hiện tại đã tham gia một cuộc tranh luận với một số người Marxist tự phong, trong quá trình đó một giáo phái ngắt lời Ted Grant, với tiếng hét từ phía sau hội trường: “Vị trí của bạn thế nào với quyền tự quyết cho Croatia?” Ted nhanh chóng vặn lại với một câu hỏi phản biện thích đáng: “Ý anh là gì? Ý anh là, chúng ta có ủng hộ Ushtasi hay Chetniks không ư?” (Nghĩa là những kẻ phát xít Serb hay phát xít Croatia). Kẻ chất vấn không hỏi thêm câu hỏi nào nữa.

Bất cứ ai có chút kiến ​​thức về lịch sử chiến tranh và ngoại giao (hai điều này có liên quan chặt chẽ với nhau) sẽ biết tới sự cần thiết phải cắt qua làn sương mù của sự dối trá và nửa sự thật, khi một bên hoặc một thế lực nào đó muốn đánh lừa dư luận về bản chất của một cuộc chiến, vạch trần các mục tiêu chiến tranh thực sự của các bên tranh chấp. Rất tệ khi ai đó tiếp cận một cuộc chiến từ quan điểm của những khẩu hiệu ngoại giao! Khẩu hiệu của quyền tự quyết có thể có một nội dung tiến bộ và cách mạng, như Lenin giải thích. Nhưng không phải trong mọi trường hợp. Đã có nhiều trường hợp khi khẩu hiệu tự quyết đã được sử dụng cho mục đích phản động, như một sự ngụy trang thuận tiện cho những mưu đồ đế quốc. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Anh đã phái điệp viên Lawrence xứ Arab đến kích động người Ả Rập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, hứa cho họ quyền tự quyết. Luân Đôn hứa giao Palestine cho người Ả Rập, và đồng thời với người Do Thái, nhưng sau đó nhanh chóng phản bội cả hai bằng cách tự đặt mình là chủ nhân thực dân mới sau Chiến tranh. Hiệp ước Versailles thứ quái dị đã nô dịch châu Âu và chuẩn bị các điều kiện cho một cuộc chiến tranh thế giới mới, cũng được ghi trên biểu ngữ của quyền tự quyết cho các dân tộc. Sau này, chính Hitler cũng đã sử dụng khẩu hiệu về quyền tự quyết của người Đức Sudetenland, người Croatia, người Albania và những người khác để tiếp tục chính sách bành trướng đế quốc và nô lệ các dân tộc. Cảnh sát trưởng của ông, ông Heinrich Himmler đã viết: “...Trong cách xử sự với những giống người xa lạ ở phương Đông, chúng ta phải thúc đẩy càng nhiều nhóm dân tộc đơn độc càng tốt; người Ba Lan, người Do Thái ( Thật không thể tin nổi!), người Ukraine, người Nga trắng, dân Kashubian và nhiều nhiều hơn nữa các dân tộc nhỏ khác mà ta có thể tìm thấy.”

Không có gì đặc biệt mới trong điều này. Đó là thứ công thức đơn giản mà người La Mã đã tìm ra từ lâu và sau đó được giai cấp thống trị Anh sử dụng một cách xuất sắc ở mọi nơi mà nó đặt chân đến: “Chia để trị” (Divide et inva). Chính sách gây chia rẽ giữa các quốc gia và đặt một dân tộc hoặc chủng tộc này chống lại một dân tộc khác từ lâu đã là một công cụ thiết yếu của chủ nghĩa đế quốc. Trong khi ngược lại, những người cách mạng luôn nỗ lực để đoàn kết giai cấp công nhân và tất cả những người bị áp bức chống lại những kẻ bóc lột khắp nơi.

Vấn đề dân tộc ngày nay phức tạp hơn nhiều so với thời Lenin. Lenin đã từng đưa ra ví dụ về trường hợp Na Uy tách ra khỏi Thụy Điển vào năm 1905. Na Uy được nhượng lại cho Thụy Điển như một phần của thỏa thuận phản động được Đại hội Viên năm 1815 thông qua sau thất bại của Napoleon. Đây không phải là một liên minh tự nguyện. Người Na Uy đã phản đối nó và bị buộc phải hợp nhất dưới họng súng của quân đội Thụy Điển. Mặc dù ngôn ngữ Thụy Điển và Na Uy khá gần gũi, và người Na Uy có sự tự chủ đáng kể, họ vẫn chịu nhiều đau khổ dưới sự thống trị của Thụy Điển. Vào tháng 8 năm 1905, quốc hội Na Uy đã ra quyết nghị rằng nhà vua Thụy Điển không còn là vua của Na Uy và người dân đã bỏ phiếu áp đảo trong một cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Thụy Điển. Về điều này Lenin đã viết:

“Ví dụ này cho chúng ta thấy những trường hợp căn bản nào mà việc ly khai dân tộc là có thể, và thực sự xuất hiện, dưới các mối quan hệ kinh tế và chính trị hiện đại, và hình thức ly khai giả định trong các điều kiện tự do chính trị và dân chủ.” ( Quyền tự quyết của các dân tộc, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1914, tập. 20.)

Sự thực là các công nhân Thụy Điển để bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân Na Uy muốn ly khai khỏi những kẻ phản động Thụy Điển, sau một vài do dự lúc đầu, đã quyết định không can thiệp. Điều này nhờ đó mà củng cố sự đoàn kết giữa các công nhân Thụy Điển và Na Uy. Nhưng, mặc dù Lenin coi trường hợp này là một mô hình về cách giải quyết vấn đề dân tộc, nhưng trên thực tế, đó chỉ là một ngoại lệ lịch sử. Những hình thức biểu hiện của vấn đề dân tộc ngày nay đã hoàn toàn khác với lúc đó. Chính Lenin cũng thường chỉ ra rằng những người Marxist xác định vị trí của mình dựa trên các điều kiện cụ thể của từng trường hợp. Điều xảy ra ở Na Uy vào năm 1905 chỉ là một vấn đề đơn giản đến trẻ con khi so sánh với các tình huống ở Bắc Ireland, Lebanon hay Balkan ngày nay. Na Uy là một quốc gia đồng nhất về dân tộc không có sự phức tạp. Người Na Uy đã thông qua một cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội để giành được độc lập. Đó là một vấn đề đơn giản. Nó không hề giống gì với tình huống ở Bắc Ireland, nơi người dân bị chia rẽ và việc rút quân Anh ngay lập tức đồng nghĩa với một cuộc chiến tôn giáo giữa Công giáo và Tin lành. Một ví dụ rõ ràng hơn nữa là lịch sử gần đây của Balkan, như chúng ta sẽ thấy.

Một sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác đầy ác ý

Như chúng tôi đã chỉ ra, từ quan điểm của lý thuyết Marxist, vấn đề dân tộc không phải là một cái gì đó mới được phát minh ngày hôm qua. Đã có một khối lượng đồ sộ những tài liệu về vấn đề dân tộc trong các tác phẩm của Marx, Engels, Lenin cũng như Trotsky. Nhưng ngược lại, có lẽ ngoại trừ nó không có lĩnh vực nào của lý thuyết Marxist lại có sự hiểu biết nghèo nàn và bị xuyên tạc một cách ác ý như vậy. Thậm chí tốt hơn là không nói đến những người theo chủ nghĩa Stalin bởi chỉ lý thuyết về chủ nghĩa xã hội trong một nước thôi tự nó đã biểu thị sự từ bỏ thẳng thừng quan điểm của chủ nghĩa Marx. Nhưng còn đáng kinh ngạc hơn khi ngày nay, mỗi nhóm giáo phái tự xưng là Marxist và "Trotskyists" đều có quan điểm sai lầm về vấn đề dân tộc.

Trong trường hợp của Balkan, hầu hết các giáo phái đều ủng hộ một nhóm xã hội đen này hay kia, dưới danh nghĩa là hỗ trợ quan điểm của Lenin về vấn đề dân tộc. Cụ thể, sự ủng hộ của họ về “quyền tự quyết” cho Kosovo đã khiến hầu hết những người này đầu hàng chủ nghĩa đế quốc Mỹ và trở thành những kẻ cổ vũ nhiệt tình nhất cho KLA. Ngay từ đầu chúng tôi đã cảnh báo rằng lập trường này chắc chắn sẽ dẫn đến kết luận phản động nhất. Chúng tôi dự đoán rằng, vượt ra ngoài quyền tự quyết, cuộc chiến phản động của NATO chống Nam Tư chỉ có thể kết thúc bằng việc thành lập một “nhà nước bảo hộ” của Mỹ ở Kosovo. Từ quan điểm của chủ nghĩa Marx, không có một chút xíu nội dung tiến bộ nào trong tất cả những điều này. Không những chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã thiết lập được một cơ sở vững chắc cho các hoạt động của mình ở Balkan, mà chính KLA còn tham gia vào việc “thanh lọc sắc tộc” để chống lại mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em người Serb không thể tự vệ. Trên tất cả những điều quái dị này là sự từ bỏ một vị trí giai cấp trong việc dẫn dắt vấn đề dân tộc.

Không có gì mới ở đây, dĩ nhiên là vậy. Trong trường hợp của Ireland, những "Marxist" tự phong tương tự đã hỗ trợ IRA trong chiến dịch khủng bố cá nhân trong suốt 30 năm qua. Đây là một sự đầu hàng trước chủ nghĩa dân tộc, vi phạm hoàn toàn các nguyên tắc cơ bản nhất của chủ nghĩa Lênin. Và tất cả đã dẫn đến đâu? Sau một thế hệ được gọi là "đấu tranh vũ trang", với hơn 3.000 người chết, IRA đã không đạt được một mục tiêu nào. Giai cấp công nhân ở Bắc Ireland hiện đang chia rẽ cay đắng hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ. Trẻ em Công giáo và Tin lành sống và học tập riêng. Hai cộng đồng được ngăn cách bởi các bức tường và dây thép gai. Và viễn cảnh tái thống nhất Ireland ngày càng xa vời hơn bao giờ hết.

Ở Afghanistan, cũng chính những người đó đã bảo vệ cái gọi là “những người đấu tranh cho tự do” Mujahideen trong cuộc chiến chống lại chế độ Stalinist ở Kabul, một lần nữa lại dưới cái cớ là “quyền tự quyết” của người dân Afghanistan. Chính “quyền” này cũng được bảo vệ bởi chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chế độ phong kiến phản động ở Pakistan, những người đã vũ trang và tài trợ cho các băng đảng phản cách mạng đó. Giờ đây nó đã kết thúc trong chiến thắng của các lực lượng phản động nhất theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Làm thế nào có thể lấy quyền tự quyết để biện minh cho chiến thắng rõ ràng là phản động của Taliban?

Đây chỉ là một vài ví dụ cho thấy điều gì mà sự từ bỏ vị trí của chủ nghĩa Marx đối với vấn đề dân tộc chắc chắn sẽ dẫn đến. Tự chung trí tuệ của những giáo phái này chỉ như một con vẹt nhai đi nhai lại cùng một cụm từ: "Rốt cuộc, Lenin không ủng hộ quyền tự quyết sao?" Sau khi đọc một vài dòng của Lenin, các giáo phái này tưởng tượng rằng mình đã là những thiên tài vĩ đại. Người ta buộc phải nhắc đến câu tục ngữ cũ của người Anh “Kiến ​​thức nửa vời là một thứ nguy hiểm". Họ giống như một học sinh không mấy lanh lợi, người đã thể hiện kiến ​​thức của mình bằng cách liên tục lặp lại “ABC”. Nhưng sau “ABC” còn nhiều những chữ cái khác trong bảng chữ cái. Lenin, như chúng ta sẽ thấy, không ủng hộ quyền tự quyết trong mọi trường hợp mà phân biệt cẩn thận giữa những gì là tiến bộ và những gì là phản động, trên cơ sở của sự nghiên cứu nghiêm túc các điều kiện cụ thể.

Nghịch lý thay, những người từ lâu đã lạc đường, từ bỏ vị trị giai cấp và chủ nghĩa quốc tế của Marx và Lenin để ủng hộ chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản, đã nỗ lực chỉ trích những người Marxist chân chính vì đã rời khỏi đường lối “đúng đắn”. Đối với những nhà phê bình như vậy, chúng tôi chỉ có thể nói điều này: Rằng chúng tôi tự hào về thực tế rằng chỉ có khuynh hướng Marxist được đại diện bởi Kêu gọi xã hội chủ nghĩaBảo vệ chủ nghĩa Marx đã luôn dẫn đầu và duy trì vị trí truyền thống của chủ nghĩa Marx về vấn đề này cũng như tất cả các vấn đề khác. Hồ sơ của chúng tôi đã nói lên điều đó. Chúng tôi không xấu hổ khi xuất bản lại ngày hôm nay bất cứ điều gì chúng tôi đã viết trong năm mươi năm qua. Vấn đề là những người đó đã nói nhân danh Lenin về vấn đề này chỉ đơn thuần thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình về vị trí của Đảng Bôn-sê-vích trong vấn đề dân tộc. Mục đích của tài liệu này là để vạch mặt điều đó một cách thẳng thừng. Tất nhiên, nó không dành cho những giáo phái không có khả năng học bất cứ điều gì từ nó.

Chủ nghĩa Marx và vấn đề Ireland

Trong vấn đề Balkan, cũng như vấn đề Bắc Ireland, Xu hướng Marxist có thể tự hào về hồ sơ của mình. Trong 30 năm qua, chúng tôi luôn ở hàng đầu và bảo vệ một vị trí giai cấp. Không ai có thể làm điều tương tự. Khi “Rắc rối” bùng nổ ở Ireland năm 1969, Đảng Cộng sản, SWP, Mandelite của IMG và tất cả các giáo phái khác đã ủng hộ việc gửi quân đội Anh đến Bắc Ireland với lý do để bảo vệ Công giáo. Ngày nay tất cả bọn họ đều muốn lãng quên điều này. Nhưng sự thật không thể lay chuyển được. Những người Marxist trong Đảng Lao động là những người duy nhất đã tố cáo nó. Chúng tôi là những người duy nhất chuyển nghị quyết tới Hội nghị Đảng Lao động vào mùa thu năm 1969 phản đối việc gửi quân đội Anh. Chúng tôi đã nói rằng quân đội Anh không thể đóng một vai trò tiến bộ, rằng họ được gửi đến là để bảo vệ lợi ích của chủ nghĩa đế quốc.

Những quý bà và quý ông này, những người ủng hộ việc gửi quân đội Anh đến Bắc Ireland sau đó đã đi đến một thái cực khác, tạo thành cái gọi là Phong trào triệt thoái. Tất cả bọn họ đều đầu hàng trước chính sách khủng bố cá nhân của IRA. Cái được gọi là cuộc đấu tranh vũ trang này đã diễn ra trong ba thập kỷ. Năm 1970, IRA nghĩ rằng họ có thể đánh bại chủ nghĩa đế quốc Anh chỉ bằng vũ lực và đánh bom miền Bắc Ireland để hoàn thành sự thống nhất với miền Nam. Chúng tôi đã chỉ ra rằng tại thời điểm này là không thể. Một Ireland thống nhất không bao giờ có thể đạt được trên cơ sở này, bởi vì người Tin lành đã được vũ trang và sẽ chiến đấu để chống lại nó. Nếu xảy ra chiến tranh giữa người Công giáo và Tin lành, IRA sẽ bị đánh bại và người Công giáo sẽ bị đuổi ra ngoài. Tất cả những gì sẽ xảy ra sẽ chỉ là một sự vẽ lại đường biên giới. Nhưng điều này cũng không thể được thực hiện một cách hòa bình. Nó có nghĩa là một cuộc tàn sát khủng khiếp như những gì chúng ta đã thấy gần đây ở Nam Tư cũ. Điều này sẽ kết thúc với chế độ Tin lành 100% ở miền Bắc và chế độ Công giáo 100% ở miền Nam. Trong những trường hợp này, cả Bắc và Nam có thể sẽ trở thành những chế độ độc tài của cảnh sát quân sự. Đó sẽ là kết quả khả dĩ duy nhất của một nỗ lực giải quyết vấn đề Ireland trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản.

Những bài học của Nam Tư là một xác nhận khủng khiếp về điều này. Chính vì lý do đó, đã có, và, không còn câu hỏi nào về việc London rút quân khỏi miền Bắc. Đó là một sự trớ trêu của lịch sử mà chủ nghĩa đế quốc Anh bây giờ không quan tâm đến việc duy trì sự kiểm soát của mình ở Bắc Ireland. Không giống như vào năm 1922, không có lý do kinh tế hay chiến lược nào còn lại ở đó. Vấn đề chỉ là việc triệt thoái sẽ gây ra một sự hỗn loạn đẫm máu, thứ sẽ sớm tràn sang phần còn lại của vương quốc Anh. Đây là kịch bản ác mộng mà London không thể cho phép xảy ra. Do vậy họ buộc phải giữ nguyên hiện trạng. Và nếu IRA tiếp tục chiến đấu thêm 30 năm nữa kết quả vẫn cứ tương tự. Chính sách của IRA đã dẫn đến sự bế tắc hoàn toàn với kết quả tiêu cực cho giai cấp công nhân và chủ nghĩa xã hội. Đó là gì? Ba ngàn người đã chết, cả một thế hệ đã mất mát và giai cấp công nhân hoàn toàn bị chia rẽ theo dòng tôn giáo. Các phương tiện truyền thông phương Tây đã nói rất nhiều về bức tường Berlin chia cắt Berlin. Nhưng không ai nói về bức tường ngăn cách giữa người Tin lành và Công giáo. Họ không nói chuyện với nhau, họ không thể gặp nhau. Đây là cái được gọi là “đường hòa bình”, biểu hiện quái dị nhất từ sự điên rồ của chia rẽ dân tộc. Đây là kết quả trực tiếp của chiến dịch khủng bố cá nhân của IRA.

Xu hướng Marxist đứng trên cơ sở giai cấp và đấu tranh cho sự thống nhất của giai cấp công nhân. Điều này là có thể. Trong các nhà máy năm 1969, đã có một phong trào tự phát của công nhân vì sự đoàn kết, nó đã có thể thành công nếu như xuất hiện một lãnh đạo tỉnh táo. Chúng tôi đã yêu cầu thành lập một dân quân của công nhân dựa trên các đoàn thể, tổ chức duy nhất vẫn đoàn kết người Công giáo và Tin lành. Tất nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể, nó sẽ phải được trang bị để phòng thủ chống lại những kẻ bè phái mất trí ở cả hai phía. Khẩu hiệu của chúng tôi là một khẩu hiệu mang tính cách mạng “Vì một lực lượng phòng vệ thống nhất của công nhân được vũ trang!” Đây là cách duy nhất để chống lại giáo phái. Những người cực tả cho đó là điều nực cười. Họ luôn thấy vị trí của Lênin là khôi hài. Nhưng cũng như hồi Lenin còn sống, khi những người theo chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản thường chế giễu vị trí của ông đối với vấn đề dân tộc là không tưởng. Lenin đã trả lời những người “thực tế” này bằng sự khinh miệt mà họ rất xứng đáng được nhận.

Và bây giờ họ nói gì về tình hình ở Bắc Ireland? IRA đã đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn, vì lý do đơn giản là cái gọi là “cuộc đấu tranh vũ trang” đã không dẫn tới đâu. Ý tưởng rằng họ có thể đánh đuổi quân đội Anh bằng những phương tiện như vậy là hoàn toàn phi thực tế, như chúng tôi đã chỉ ra từ đầu. Và giờ đây sau tất cả kết thúc nằm ở đâu? Giống như các nhà lãnh đạo của PLO ở Palestine, Mandela và Mbeki ở Nam Phi, các nhà lãnh đạo của Sinn Fein đã đổi bom và súng cho “vị trí chính trị”, tức là, một bộ trang phục trang thanh nhã và mức tiền lương của Bộ trưởng. Họ đã sẵn sàng để từ bỏ sự nghiệp mà vì nó những người ủng hộ họ đã hy sinh tất cả, cho lợi ích của một sự nghiệp tốt đẹp và sự tôn trọng tư sản. Đây luôn là nơi mà cái được gọi là “cuộc đấu tranh vũ trang” (tức là khủng bố cá nhân) kết thúc. Những người Marxist Nga luôn mô tả những kẻ khủng bố là “Chủ nghĩa tự do với bom đạn”. Giờ đây chúng ta có thể thấy sự thật này theo nghĩa đen của nó. Ba mươi năm sau, IRA đã không còn trên con đường hướng tới một Ireland thống nhất. Thật đáng kinh ngạc, các nhà lãnh đạo của Sinn Fein (cánh tay chính trị của IRA) đã ký kết Thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành, trong đó thông qua tình trạng của Bắc Ireland như là một phần của Vương quốc Anh. “Sự nhượng bộ” của cái gọi là “Thỏa thuận xuyên biên giới” với miền Nam chỉ đơn thuần là một sự thúc đẩy cho khát vọng cộng hòa, vì chính thể Bắc-Nam không có quyền lực đáng kể.

Nhưng với những người Liên minh thỏa thuận này còn là quá nhiều, họ khăng khăng với vấn đề “giải trừ quân bị” (trong thực tế, là giải giáp IRA). Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng, vì IRA không có ý định giải giáp một cách nghiêm túc. Súng ống là cần thiết, ngoài trừ bất kỳ cân nhắc nào khác, bởi vì phong trào Cộng hòa có truyền thống lâu dài của những chia rẽ và mối thù truyền kiếp trong đó các nhà lãnh đạo ngày hôm qua trở thành khách hàng ngày nay cho người đảm nhận. Các nhóm đã ly khai như “Kẻ kế tục IRA” bằng cách tổ chức các vụ đánh bom để cho thấy rằng họ vẫn đang kinh doanh. Bằng cách yêu cầu giải giáp ngay lập tức, những người Liên minh rõ ràng đã thực hiện một hành động khiêu khích, điều chắc chắn sẽ bị IRA từ chối. Điều này đã dẫn đến sự phá vỡ của Thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành và đình chỉ Hội đồng Bắc Ireland, cùng với sự cai trị trực tiếp từ London.

Các chính sách được cho là không tưởng của chúng tôi liên quan đến Ireland tương tự với các chính sách của Lenin và Marx mà chúng tôi đã đề cập. Còn các giáo phái ở Anh và quốc tế đã đóng một vai trò đặc biệt đáng xấu hổ trong vấn đề về Ireland. Bằng cách theo đuổi một chính sách được gọi là “thực tế”, họ trở thành cái đuôi đáng hổ thẹn của IRA, từ bỏ hoàn toàn mọi sự giả vờ về một vị trí giai cấp và đóng vai trò là những kẻ ủng hộ khủng bố. Điều đáng khinh bỉ hơn tất cả là họ bỏ chạy để khỏi đặt mình vào nguy hiểm. Điều này dẫn đến một sự đầu hàng trước chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản và khủng bố cá nhân, mà trong mọi trường hợp đều dẫn đến một thảm họa cho vấn đề dân tộc. Lenin đã khinh miệt hoàn toàn với những chính sách được cho là “thực tế” trong vấn đề dân tộc. Chính thực tiễn đã chỉ ra rằng cái được gọi là chính sách thực tế với việc đầu hàng trước giai cấp tiểu tư sản không phải là một chính sách thực tế. Đó là sự phản bội đáng xấu hổ với giai cấp công nhân và trong mọi trường hợp đều dẫn đến thảm họa. Hãy để chúng tôi rõ ràng về điều này. Marxist ủng hộ cho sự thống nhất Ireland. Nhưng triển vọng này giờ đã trở nên xa vời hơn hết thảy mọi thời điểm trong lịch sử của Ireland. Đó là hậu quả duy nhất của các chiến thuật như khủng bố cá nhân và chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản trong ba mươi năm qua.

Tại thời điểm của bài viết, tình hình rất không ổn định. Có lẽ khi cận kề vực thẳm, cả hai bên sẽ có thể lùi lại. Có thể có một số thỏa hiệp liên quan tới việc IRA bàn giao một số vũ khí. Nếu căng thẳng tái diễn, người Anh sẽ đàn áp nó một cách tàn nhẫn. Hơn nữa, một diễn tiến như vậy đối với cả hai bên giáo phái đang chia rẽ đều không mặn mà lắm. Sau 30 năm đổ máu, cả người Công giáo và Tin lành đều mệt mỏi vì chiến tranh. IRA sẽ có nguy cơ suy giảm lực lượng như là kết quả của sự phản đối. Nó không phải là một triển vọng hấp dẫn. Nhưng chấp nhận một thỏa hiệp sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề cơ bản nào. Vấn đề chắc chắn sẽ được đặt ra trong hàng ngũ những người cộng hòa: “Chúng ta đã chiến đấu và chết trong 30 năm qua vì cái gì đây?”

Chắc chắn một quá trình lên men sẽ bắt đầu trong hàng ngũ những người Cộng hòa. Các nhân tố ý thức nhất, những người chỉ trích chính sách của lãnh đạo nhưng không muốn quay trở lại con đường mù quáng của khủng bố cá nhân, sẽ cởi mở hơn với sự thay thế của chính trị giai cấp. Lối thoát duy nhất là sự trở lại với những ý tưởng của James Connolly, dưới biểu ngữ của chủ nghĩa xã hội. Đó là biểu ngữ duy nhất có thể đoàn kết giai cấp công nhân, Vàng cũng như Xanh, Bắc cũng như Nam, cả 2 bên bờ biển Ireland, ở Anh, Scotland cũng như xứ Wales, trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù chung: chủ ngân hàng, tư bản độc quyền và chủ nghĩa đế quốc Anh. Không phải là sự trở lại với “cuộc đấu tranh vũ trang” mà là sự trở lại với truyền thống tốt nhất của Lao động Ireland, với chủ nghĩa Marx là con đường phía trước. Trước đây, ý tưởng đã được đưa ra: “Đầu tiên hãy giải quyết vấn đề về biên giới, sau đó chúng ta sẽ nói về chủ nghĩa xã hội!”, nhưng kinh nghiệm của ba thập kỷ đã qua cho thấy cách đặt vấn đề như thế là sai lầm. Bây giờ chúng ta có quyền nói: Những nhiệm vụ còn dang dở từ cuộc cách mạng dân chủ tư sản của Ireland, sự thống nhất Ireland, chỉ có thể được giải quyết được bởi sự lên nắm quyền của giai cấp vô sản ở cả Ireland và Anh. Giai cấp tư sản Ireland đã cho thấy mình không có khả năng giải quyết vấn đề. Chúa mới biết họ cần bao lâu nữa để làm được điều đó! Đã đến lúc nhìn theo một hướng hoàn toàn khác. Marx từ lâu đã giải thích rằng số phận của cuộc cách mạng ở Ireland và Anh là gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngày nay sự khẳng định đó càng đúng hơn bao giờ hết.

Euskadi ( Xứ Basque, Tây Ban Nha)

Ở Tây Ban Nha đó là vấn đề dân tộc của người Basque, Catalan cùng Galicia. Trong nhiều thập kỷ, những tiếng nói, quyền và khát vọng dân tộc của các dân tộc này đã bị chà đạp dưới gót chân của chế độ độc tài Franco. Một cách tự nhiên sự sụp đổ của chế độ cũ sẽ tạo ra một lực đẩy mạnh mẽ cho các phong trào quốc gia dân tộc ở đây. Không phải tự nhiên mà Trotsky nói rằng chủ nghĩa dân tộc của các dân tộc bị áp bức trở thành vỏ bọc bên ngoài của chủ nghĩa Bolshevik chưa trưởng thành. Với các chính sách, chiến thuật và phương pháp đúng đắn, chủ nghĩa Marx có thể thu hút về mình những người dân tộc chủ nghĩa trẻ tuổi tốt nhất. Nhưng điều kiện tiên quyết là bạn phải duy trì một vị trí kiên định. Trong khi kiên định bảo vệ các dân tộc bị áp bức, cần phải chỉ trích những ý tưởng không rõ ràng của chủ nghĩa dân tộc.
Hầu hết vấn đề ở đây là sự sụp đổ về thẩm quyền đạo đức của chủ nghĩa Marx trên phạm vi thế giới. Marx, Lenin và Trotsky đã có một vị trí chính xác trong vấn đề dân tộc. Do đó mà đã tìm thấy được một sự hưởng ứng trong hàng ngũ của những người chiến đấu theo chủ nghĩa dân tộc. Nhưng những chính sách thô bỉ của các nhà lãnh đạo cải cách trong các tổ chức công nhân, những kẻ chắc chắn đã thừa nhận đường lối của giai cấp thống trị về vấn đề dân tộc cũng như mọi vấn đề khác, đã làm những người dân tộc chủ nghĩa trẻ tuổi xa lánh nó.

Quốc tế thứ hai, như chúng ta đã thấy, có một vị trí rất không rõ ràng về vấn đề dân tộc. Hệ quả của điều đó chúng ta đã thấy vào năm 1914. Ở Tây Ban Nha, PSOE ngay cả trong thời kỳ tốt nhất của nó có hiểu biết rất kém về vấn đề dân tộc, bất chấp thực tế là nó có một cơ sở hỗ trợ vững chắc ở xứ Basque. Giờ đây, tất nhiên, các nhà lãnh đạo cánh hữu của PSOE đã từ bỏ mọi sự vờ vịt về một vị trí xã hội chủ nghĩa đối với vấn đề dân tộc, giống như họ đã từ bỏ mọi thứ khác liên quan. Khi lên nắm quyền, Felipe Gonzalez và các nhà lãnh đạo "xã hội chủ nghĩa" khác đã tích cực ủng hộ cuộc chiến bẩn thỉu được thực hiện bởi các mật vụ của nhà nước Tây Ban Nha nhằm chống lại ETA. Không có gì ngạc nhiên khi giới trẻ xứ Basque xa lánh với “Chủ nghĩa xã hội” bởi chiêu bài này.

Trong quá khứ, sẽ là điều tự nhiên khi thanh niên chiến đấu cho chủ nghĩa dân tộc bị thu hút về phía Đảng Cộng sản. Biểu ngữ cách mạng của tháng 10 và Đảng Bolshevik đã đưa ra một lối thoát về đường lối cách mạng. Nhưng bởi hậu quả từ tội ác của chủ nghĩa Stalin, phong trào đã bị ném trở lại. Sự suy đồi về ý thức hệ của chủ nghĩa Stalin đã tạo ra đủ những biến dạng mơ hồ và lố bịch như chủ nghĩa Mao, Chủ nghĩa Castro, chủ nghĩa du kích đã làm vấy bẩn dòng nước và dẫn tới nhầm lẫn tệ hại nhất trong tâm trí của giới trẻ cực đoan. Giờ đây cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa Stalin, nếu điều gì còn lại chỉ là một sự nhầm lẫn lớn hơn, một sự lan rộng của đủ những loại tâm trạng vô chính phủ và khủng bố. Những ý tưởng thuộc về thời tiền sử của phong trào mà đã được Marx, Lenin và Trotsky giải quyết từ lâu, nay xuất hiện trở lại, ngụy trang dưới ngôn từ “mới và hiện đại”, để lấp đầy những bộ não đang lúng túng.

Cùng với tất cả điều này là sự thoái hóa quái dị của cái gọi là Quốc tế thứ tư sau khi Trotsky chết. Việc từ bỏ hoàn toàn những ý tưởng cơ bản nhất của Lenin và Trotsky bởi cái gọi là “những người Trotskyist”, rõ ràng hơn cả là trong vấn đề dân tộc. Các giáo phái đã ve vãn mọi nhóm dân tộc và khủng bố tiểu tư sản trên thế giới, giữ vai trò như những đội trưởng cổ vũ không lương (và thường bất đắc dĩ) cho IRA, ETA, PLO hoặc ANC. Trong những trường hợp (một số ít là đáng thương) mà họ có chút ảnh hưởng nào trong đó, họ chỉ đơn thuần đảm nhiệm việc củng cố định kiến ​​trong giới trẻ và dẫn họ tới thảm họa. Đây là trường hợp, ví dụ như, ở Argentina và Uruguay vào những năm 1970, khi những phần tử này đùa bỡn với chủ nghĩa khủng bố và cái gọi là “chủ nghĩa du kích thành thị”. Hệ quả của những cuộc phiêu lưu này là phong trào bị nghiền nát và chiến thắng của các chế độ độc tài quân sự sát nhân nhất. Và hơn nữa, Không ít cán bộ trẻ đã hy sinh và cuộc cách mạng đã bị đẩy lùi trong nhiều năm.

Với sự thiếu thẩm quyền của chủ nghĩa Marx, thật hợp lý khi những người trẻ tuổi ở xứ Basque xa lánh chủ nghĩa Stalin và Dân chủ xã hội và tìm kiếm một sự thay thế trong ETA và Herri Batasuna. Có một số thanh niên rất anh hùng trong hàng ngũ của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhiệm vụ của chúng ta là đặt ra một cuộc đối thoại với họ và thuyết phục họ rằng cách duy nhất để đạt được những mục tiêu của họ là đấu tranh cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chắc chắn, các yếu tố tốt nhất sẽ đi đến kết luận này. Chúng ta phải giúp họ làm như vậy, bằng lập luận thân thiện và kiên nhẫn, và bằng cách thống nhất trong hành động trên tất cả các vấn đề mà chúng ta đã tán thành về nguyên tắc, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của cuộc đấu tranh thống nhất giữa công nhân và thanh niên trên khắp nhà nước Tây Ban Nha.

Dường như là một quy luật trong các phong trào dân tộc đại chúng, ví dụ như Herri Batasuna, khi chúng phát triển đến một kích thước nhất định luôn có xu hướng của sự phân chia theo dòng giai cấp. Những chuyển động như vậy luôn có một thành phần không đồng nhất. Một mặt có thể có những yếu tố cánh hữu cực đoan, thường không phải lúc nào cũng gắn liền với cánh “chiến đấu” nhất nhưng trong phe cánh tả sẽ có nhiều chiến binh trung thực và những nhà cách mạng tiềm năng. Khoảng 30 năm trước, tại đại hội lần thứ sáu của ETA, đã có một sự chia rẽ về cánh tả. Trong trường hợp không có sự thay thế Marxist thực sự, cánh Mandelite hướng tới ETA và đã lôi kéo được nhiều người trong số họ. Hàng ngàn chiến binh giỏi đã tiến tới chủ nghĩa Trotsky. Đây là những người tốt. Với một chính sách và quan điểm đúng đắn, một tổ chức Marxist thực sự với 10.000 người ở Tây Ban Nha có thể đã đóng một vai trò quan trọng. Nhưng với các chính sách sai lầm của Mandelite, vị trí đó đã bị mất. Những người tiểu tư sản đã ném đi một cơ hội và phải trả giá cho tội ác đó. Họ không còn tồn tại. Họ đã bị thanh lý cùng với tất cả các giáo phái khác. Do đó, đường đã mở cho sự phát triển của một khuynh hướng Marxist chân chính ở Euskadi. Rõ ràng là nhiều cán bộ tốt nhất cho việc này sẽ đến từ chính hàng ngũ và ngoại vi của Abertzales (những người theo chủ nghĩa dân tộc gốc Basque).

Với việc ký kết thỏa thuận ngừng bắn, đã có sự phát triển trong Herri Batasuna, họ đã đổi tên thành Euskal Herritarrok (Công dân xứ Basque). Đây là một phong trào khá lớn. Có sự nhiệt tình thực sự trong EH. Nhưng bây giờ mọi thứ đã bắt đầu thay đổi. Các nhà lãnh đạo chính trị của EH có cơ hội liên kết với đảng tư sản lớn của Basque, PNV. Như mọi khi, những người theo chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản hành động như một cơ chế để đặt giai cấp công nhân phụ thuộc vào "giai cấp tư sản" của chúng tôi. Nhưng mọi công nhân xứ Basque đều biết rằng các chủ ngân hàng và nhà công nghiệp xứ Basque cũng tệ như các nhà tư bản Tây Ban Nha. Không có gì để lựa chọn giữa họ. Tất cả các thành viên trung thực của EH phải tránh xa khối liên kết quái dị với PNV.

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, thỏa thuận ngừng bắn đã bị phá vỡ. Có khả năng gia tăng hơn nữa các hành động khủng bố, sẽ được đáp trả bởi sự gia tăng đàn áp nhà nước và bắt giữ tù nhân chính trị. Vòng xoáy địa ngục đó đã đầu độc đời sống xã hội và chính trị xứ Basque trong nhiều thập kỷ mà không đạt được điều gì. Trên con đường này, không có lối thoát nào cho Euskadi! Bây giờ ETA đã chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn, phải có một cuộc thảo luận trong hàng ngũ. Không nghi ngờ gì họ sẽ tìm kiếm một lời giải thích và một lối thoát. Cần phải giải thích cho họ một cách chắc chắn nhưng thân thiện rằng không thể có độc lập cho xứ Basque trên cơ sở tư bản. Để thành công, phải có một cuộc cách mạng ở cả Tây Ban Nha và Pháp. Và để đạt được điều này, chúng ta phải chấp nhận một vị thế giai cấp và quốc tế và từ bỏ ngõ cụt của khủng bố cá nhân.

Những người Marxist của nhà nước Tây Ban Nha có một thành tích rất đáng tự hào khi đứng vững trên nguyên tắc với một vị trí giai cấp. Họ luôn bảo vệ các quyền dân tộc của người Basques, bao gồm cả quyền tự quyết. Gần đây, họ đã sản xuất một tài liệu rất hay về vấn đề dân tộc ở xứ Basque và Tây Ban Nha. Những cuốn sách của chúng tôi được dịch sang tiếng Tây Ban Nha đã được xem xét nhiệt tình trên Elgin, tờ báo hàng ngày của Herri Batasuna. Điều này cho thấy có một lớp người theo chủ nghĩa dân tộc xứ Basque đang hướng tới khuynh hướng Marxist. Đó là cơ hội để những người Marxist có thể tranh thủ một lớp chiến binh trẻ tiềm năng, trên cơ sở một chiến dịch mạnh mẽ.

Từ quan điểm của chủ nghĩa Marx, vấn đề dân tộc là một thách thức đồng thời cũng là một cơ hội. Trotsky nói rằng chủ nghĩa dân tộc của các dân tộc bị áp bức chỉ là “vỏ bọc bên ngoài của chủ nghĩa Bolshevik non trẻ”. Nếu chúng ta giữ lập trường nguyên tắc về các vấn đề mà những người bị áp bức dân tộc phải đối mặt, đấu tranh mạnh mẽ với mọi hình thức áp bức dân tộc, trong khi liên kết chặt chẽ giải pháp cho vấn đề với quan điểm của sự chuyển đổi xã hội chủ nghĩa, thì sẽ có thể giành được những yếu tố tốt nhất về với chủ nghĩa Mác và xây dựng một tổ chức mạnh mẽ mà có thể đưa ra một giải pháp thực sự cho vấn đề dân tộc của Euskal Herria trên nền tảng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề dân tộc với Balkan

Minh chứng đáng sợ nhất cho hệ quả của một vị trí sai lầm trong vấn đề dân tộc là số phận của Nam Tư cũ. Những cuộc chiến tàn bạo đẫm máu, sự điên rồ của những kẻ theo chủ nghĩa Sô vanh, sự “thanh lọc sắc tộc” ở trong một quốc gia châu Âu vào loại tiên tiến và phát triển hẳn sẽ làm cho những kẻ liên tục hò hét cổ vũ cho cái gọi là "quyền tự quyết" như một liều thuốc chữa bách bệnh phải suy nghĩ lại. Thật không may, có vẻ như có một số người đã hoàn toàn mất trí. Về vấn đề của người Balkan, khuynh hướng Marxist được đại diện bởi Kêu gọi xã hội chủ nghĩa và Bảo vệ chủ nghĩa Mác dẫn đầu trong thập kỷ qua, đã giữ vững vị trí Leninist trong mối liên hệ với Balkan. Chúng tôi đã giải thích ngay từ đầu rằng không có một chút xíu nào tiến bộ trong việc chia tách Nam Tư cũ (xem Khủng hoảng ở Balkans: một phân tích của những người Marxist, một bộ sưu tập đầy đủ các văn bản của chúng tôi về vấn đề này). Trong khi đó ngược lại, mỗi một giáo phái hoặc ủng hộ người Croatia, hoặc người Serb, hoặc người Bosnia bé nhỏ tội nghiệp, như người Bỉ bé nhỏ tội nghiệp, hoặc chạy lòng vòng với lá cờ KLA, và từng người trong số họ đã rơi xuống vị trí phản động .

Tuyên truyền của phương Tây, dù liên quan đến châu Phi, Nga hay Balkans, cố gắng miêu tả những cuộc đấu tranh này, như là sản phẩm của đặc tính dân tộc, bị cho là lạc hậu, chủng tộc, v.v... Người ta cho rằng người Serb, người Croatia, người Bosnia, v.v… không thể sống cùng nhau, ghét nhau như muốn xúc đất đổ đi. Đây là một lời nói dối. Trong Thế chiến thứ hai, đã có một cuộc xung đột khủng khiếp giữa người Serb và người Croatia. Trong đó, nhân tiện, người Serb là nạn nhân, bị đàn áp tàn bạo bởi chế độ Ustasi của phát xít Croatia, sự tàn bạo đã khiến ngay cả những người phát xít Đức phải bất bình. Tuy nhiên, dưới thời Tito, vấn đề dân tộc ở Nam Tư hầu như đã được giải quyết. Trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch được quốc hữu hóa, sự phát triển của lực lượng sản xuất và chính sách khôn ngoan mà Tito thực hiện, trao quyền tự chủ cho mỗi nước cộng hòa và cố gắng tránh cho một dân tộc này có nhiều quyền lực hơn một dân tộc khác, nhưng đó là quá khứ. Có một sự xen kẽ giữa các dân tộc; những căng thẳng giữa người Serb và người Croatia đã giảm xuống, gần như biến mất. Điều này được chứng minh dựa trên mức tăng trưởng về mức sống 10 tới 11% hàng năm, bởi như Lenin đã giải thích, về bản chất, vấn đề dân tộc là một câu hỏi về bánh mì.

Với cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa Stalin, sự xuất hiện của thất nghiệp hàng loạt ở Nam Tư cùng lạm phát trong những năm 1970, tất cả những ma quỷ cũ đã trở lại. Giờ đây, nhìn lại lịch sử của 50 năm qua, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng cả giai cấp tư sản lẫn Stalin đều không thể giải quyết được vấn đề dân tộc. Tito đã thành công trong một thời gian, nhưng chủ nghĩa Sô vanh là một phần không thể thiếu của chủ nghĩa Stalin. Đó là gót chân Achilles của các chế độ Stalinít, giống như ở Ethiopia nơi mà chế độ của Mengistu sụp đổ chính xác là trên cơ sở của vấn đề dân tộc. Họ đã không thể giải quyết nó.

Tito thành lập các nước cộng hòa khác nhau, mỗi nước lại có bộ máy quan liêu dân tộc riêng, lấy vấn đề dân tộc như một biện pháp để củng cố quyền lực và các đặc quyền của riêng mình. Có một logic không thể chối cãi là điều này bắt nguồn trực tiếp từ lý thuyết về chủ nghĩa xã hội trong một nước. Lý thuyết phản chủ nghĩa Mác triệt để này, chủ nghĩa dân tộc tới tận cốt lõi, đã đóng một vai trò quyết định trong sự tan rã của Nam Tư. Các khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của người Serb, Croatia và Slovenia cũng như các đối thủ quan liêu khác đã nhiệt tình chấp nhận “lý thuyết” này - cho nước Cộng hòa của chính họ. Họ cố tình phát huy sự khác biệt quốc gia: nếu bạn có thể có “chủ nghĩa xã hội” của Nga, “chủ nghĩa xã hội” của Trung Quốc, v.v., tại sao không có “chủ nghĩa xã hội” của Slovenia, của Croatia hay Macedonia? Với cuộc khủng hoảng kinh tế của chế độ quan liêu ở Nam Tư, căng thẳng giữa các nước Cộng hòa ngày một gia tăng. Mỗi nhóm trong khu vực cố gắng cải thiện vị trí của nước “Cộng hòa” của mình bằng chi phí của những kẻ khác. Điều này đã gieo hạt giống cho sự tan vỡ của Nam Tư.

Đặc biệt quái dị là vai trò của giới quan liêu phản động và đặc quyền của Croatia và Slovenia. Mặc dù ngành công nghiệp của họ được xây dựng bởi nguồn lao động và tài nguyên chung của toàn Nam Tư, họ muốn giữ tất cả cho riêng mình. Nhưng đây chỉ là một yếu tố trong phương trình. Lịch sử của Nam Tư và Balkan nói chung cho thấy rằng tất cả các cuộc đấu tranh quốc gia dưới cái gọi là quyền tự quyết, diễn ra trong thế kỷ 20 đều liên quan đến một hoặc các cường quốc khác: Nước Nga Sa hoàng, chủ nghĩa đế quốc Đức, chủ nghĩa đế quốc Anh và Pháp, tất cả đều sử dụng cuộc đấu tranh của các quốc gia bé nhỏ để thực hiện nhiều thay đổi nhỏ trong âm mưu của họ.

Trotsky với Balkan

Vị trí của những người Marxist vào thời điểm chiến tranh Balkan 1912-1914 là gì? Mặc dù trên thực tế, ít nhất là lúc đầu, có một nội dung tương đối tiến bộ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người Slav ở Balkan nhằm chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không có trong bất cứ bài viết nào của Lenin và Trotsky bạn thấy bất kỳ sự hỗ trợ nào cho các dân tộc này. Trotsky, người đến Balkan với tư cách là phóng viên chiến trường, đã viết nhiều bài báo về các cuộc chiến Balkan, trong đó ông tố cáo hành vi man rợ của tất cả các thế lực tham chiến. Nhưng không có ý định nào hỗ trợ cho bất kỳ băng đảng dân tộc đối nghịch nào. Đây là cuộc chiến tranh phản động và đẫm máu trên tất cả các mặt. Và nếu về sau này, Lenin sẽ nói gì về vị trí hiện tại ở Nam Tư?

Các giáo phái tự xưng là Marxist dường như đã bị một thứ tật máy giật thần kinh. Ngay khi chiến tranh nổ ra, họ lập tức bắt đầu hét lên: “Bạn ủng hộ ai?” Như thể những người Marxist có một nghĩa vụ tuyệt đối nào đó phải đứng về phía này hay phía khác trong những cuộc xung đột giữa các bè lũ cầm quyền! Vị trí của chủ nghĩa Marx về chiến tranh đã được Lenin giải thích rõ ràng. Chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị bằng những phương tiện khác. Việc chúng ta ủng hộ phe này hay phe khác trong cuộc chiến còn tùy thuộc vào việc cuộc chiến có nội dung tiến bộ hay phản động. Sự đánh giá như vậy được xác định, không phải bởi những tuyên bố chung chung về “quyền tự quyết”, mà chỉ bởi lợi ích chung của giai cấp vô sản và cách mạng thế giới.

Vị trí của những người Marxist trong những cuộc chiến ở Balkan năm 1912-13 không phải là tham gia vào nhóm này hay nhóm khác mà là đấu tranh cho một liên đoàn dân chủ ở Balkan. Đó là vị trí của Lenin, Trotsky cũng như nhà Marxist và nhà quốc tế chủ nghĩa vĩ đại, Christian Rakovsky, người đã trở thành một Trotskyist hàng đầu, bị thanh trừng và xử bắn theo lệnh của Stalin vào năm 1941. Rakovsky có một lịch sử lâu dài với tư cách là một nhân vật hàng đầu trong phong trào xã hội chủ nghĩa Balkan. Năm 1903, cùng năm mà Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga tách ra thành Bolshevik và Menshevik, đã có một sự chia rẽ tương tự trong Đảng Bulgaria giữa xu hướng “Rộng” và “hẹp”. Cánh tả (“Tesnyaki”) được dẫn dắt bởi nhà Marxist Blagoev kỳ cựu, cùng với nhà Marxist xuất sắc người Balkan Christian Rakovsky. Sau Cách mạng Tháng Mười, Quốc tế Cộng sản đã đứng ra thành lập Liên đoàn Xã hội chủ nghĩa Balkan. Ý tưởng này được Christian Rakovsky phát triển ngay từ trước năm 1917. Những người Marxist luôn chiến đấu chống lại sự chia rẽ Balkan thành một loạt các quốc gia nhỏ, thứ chắc chắn sẽ trở thành những con tốt cho một thế lực đế quốc này hay khác. Do đó họ đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa Balkan, vì liên đoàn. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, khi Trotsky là phóng viên ở Balkan, tận mắt theo dõi chặt chẽ tình hình, ông đã viết:

“Không phải bản thân sự đa dạng dân tộc của nó mà chính là sự phân mảnh thành nhiều nhà nước đã đè nặng lên [Balkan] như một lời nguyền. Biên giới hải quan chia nó thành những mảnh riêng biệt. Mưu toan của các thế lực tư bản đan xen với những mưu mô nhuốm máu của Các vương triều Balkan. Nếu những thứ này tiếp diễn, Bán đảo Balkan sẽ tiếp tục như là một chiếc hộp Pandora.” (Trotsky, Cuộc chiến ở Balkan, trang 12.)

Khi Áo-Hung chiếm Bosnia và Herzegovina, Serbia lên cơn sốt khao khát chiến tranh và sự trả thù, nhưng những người Dân chủ Xã hội chủ nghĩa Serbia đã giữ được đầu óc tỉnh táo và đứng vững trước cơn cuồng loạn của những người theo chủ nghĩa sô-vanh. Tương tự, đảng Dân chủ Xã hội Bulgaria đã phản đối phe nhóm cầm quyền ở nước họ và người Nga can thiệp vào Balkan. Một đại hội của các đảng xã hội Balkan đã được tổ chức tại Belgrade vào tháng 1 năm 1910 với đại diện của các đảng Dân chủ Xã hội Serbia, Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và các Đảng Dân chủ Xã hội Nam Tư của Áo-Hung và một nhóm nhỏ Dân chủ Xã hội từ Montenegro. Trong chương trình của mình, đại hội xác lập một nhiệm vụ cho những người Dân chủ xã hội Balkan:

“Để giải phóng bản thân khỏi chủ nghĩa phân lập và sự hẹp hòi; xóa bỏ những biên giới chia rẽ những người đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa, gắn kết một phần với nhau về kinh tế; cuối cùng là, quét sạch các hình thức thống trị nước ngoài, cả trực tiếp cũng như gián tiếp đang tước đi quyền của người dân để xác định vận mệnh của chính họ.” ( Cùng nguồn, trang 30.)

Và một lần nữa:

“Điều kiện tất yếu cho sự phát triển tư bản liên tục xung đột với những hạn chế chật hẹp của chủ nghĩa phân lập ở Balkan, và liên đoàn đã trở thành một ý tưởng được môi giới bởi chính các nhóm cầm quyền. Hơn nữa, chính quyền Sa hoàng, không thể đóng vai trò độc lập trên bán đảo, đang cố gắng tiến lên với tư cách là kẻ xúi giục và tiếp tay cho một liên đoàn Bulgaro-Serbo-Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm chống lại Austro-Hungary. Nhưng đây chỉ là những kế hoạch mơ hồ cho một liên minh tạm bợ giữa các vương triều Balkan và các đảng chính trị, rất hiển nhiên nó không có khả năng đảm bảo tự do và hòa bình ở Balkan. Chương trình của giai cấp vô sản không có gì chung với tất cả những điều đó. Mục tiêu của nó là chống lại các triều đại và các nhóm chính trị ở Balkan, chống lại chủ nghĩa quân phiệt của các quốc gia Balkan không kém gì chống lại chủ nghĩa đế quốc châu Âu; chống lại đại diện của Nga không kém gì với Áo của nhà Habsburg. Phương pháp của nó không phải là thỏa hiệp ngoại giao mà là đấu tranh giai cấp, không phải là chiến tranh Balkan mà là các cuộc cách mạng ở Balkan.”( Cùng nguồn., Trang 30, sự nhấn mạnh của chúng tôi.)

Những dòng này mới tiến bộ làm sao! Và nó thích hợp tới chừng nào với cuộc khủng hoảng hiện tại ở Balkan!

Balkan đã bị chia thành các nhà nước rất nhỏ bé và bị nghiền nát dưới sức nặng của chủ nghĩa quân phiệt. Trong bài viết của mình “Vấn đề Balkan và Dân chủ xã hội”, Trotsky đã viết:
“Cách duy nhất để thoát khỏi sự lộn xộn của dân tộc và nhà nước cũng như sự hỗn loạn đẫm máu trong đời sống ở Balkan là một liên minh của tất cả các dân tộc trên Bán đảo, trong một thực thể kinh tế và chính trị duy nhất, trên cơ sở tự trị dân tộc đối với các bộ phận cấu thành. Cấu trúc của một nhà nước Balkan duy nhất có thể làm cho người Serb ở Macedonia, Sanjak, Serbia và Montenegro đoàn kết trong một cộng đồng văn hóa dân tộc duy nhất, đồng thời tận hưởng lợi thế của một thị trường chung Balkan. Chỉ có sự đoàn kết người dân ở Balkan mới có thể dứt khoát đẩy lùi được sự can thiệp đạo đức giả đáng thẹn của chủ nghĩa Sa hoàng và chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu.”

Và Trotsky đã đưa ra một cảnh báo như thể tiên tri:

"Sự thống nhất nhà nước trên bán đảo Balkan có thể đạt được theo hai cách: Hoặc là từ trên cao bởi sự mở rộng một quốc gia Balkan, với bất cứ kẻ nào chứng tỏ được mình mạnh nhất bằng sự trả giá của những kẻ yếu hơn, đây là con đường của chiến tranh để tiêu diệt và áp bức các dân tộc yếu kém, một con đường củng cố chế độ quân chủ và quân phiệt, hoặc từ bên dưới, thông qua chính sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, đây là con đường lật đổ các triều đại Balkan và giương cao ngọn cờ của một nước cộng hòa liên bang Balkan.” ( Cùng nguồn, Trang 40.)

Đây luôn là vị trí của những người Marxist liên quan tới vấn đề Balkan. Không phải là vị trí hỗ trợ cho một hay nhóm dân tộc khác nhau trên cơ sở của sự ràng buộc với “quyền tự quyết” mà là chương trình cách mạng vì một liên đoàn Balkan. Mỗi một nhóm dân tộc ở Balkan luôn thích thể hiện bản thân trong vai trò như nạn nhân hay bên bị thua thiệt, đấu tranh chống lại sự bất công vì cái được cho là “quyền dân tộc” và “chủ quyền”. Tuy nhiên, trên thực tế, đằng sau khẩu hiệu “quyền dân tộc” lại ẩn giấu lợi ích của phe cầm quyền, vốn chỉ quan tâm đến việc chiếm giữ lãnh thổ của các quốc gia khác và đàn áp các dân tộc yếu hơn. Vì vậy, “quyền dân tộc” đối với một số người luôn trở thành áp bức dân tộc đối với những người khác. Hơn thế nữa, Đằng sau mỗi phe phái quốc gia cầm quyền luôn có một số “ông lớn”. Do đó, cuộc đấu tranh được cho là vì “chủ quyền quốc gia” luôn có nghĩa là sự phụ thuộc của quốc gia này đối với một trong những cường quốc nước ngoài:

“Chính sách được theo đuổi bởi mỗi vương triều bé nhỏ của Balkan, với các bộ trưởng và các đảng cầm quyền của họ, mục đích của nó là nhằm hướng tới sự thống nhất phần lớn của Bán đảo Balkan dưới chân một vị vua. ‘Đại Bulgaria’, ‘Đại Serbia’, ‘Đại Hy Lạp’, là những khẩu hiệu cho chính sách này. Mặc dù trên thực tế chẳng ai coi trọng những khẩu hiệu như vậy. Chúng là những lường gạt không chính thức được đưa ra nhằm giành lấy sự cảm tình trong nhân dân. Các triều đại ở Balkan, được cài đặt một cách nhân tạo bởi chính sách ngoại giao của châu Âu và không bắt rễ chút nào từ lịch sử, quá vô nghĩa và cực kỳ không ổn định cho ngai vàng của họ một khi mạo hiểm cho một chính sách rộng lớn như của Bismarck khi ông thống nhất nước Đức bằng sắt và máu. Cú sốc nghiêm trọng đầu tiên có thể cuốn phăng Karađorđević, Coburg hay ngôi vua Lilliputian của Balkan. Giai cấp tư sản Balkan, như tất cả các quốc gia đã đi quá muộn trên con đường phát triển tư bản, nghèo nàn về chính trị, hèn nhát, bất tài, và mục rữa bởi chủ nghĩa Sô vanh. Quần chúng nông dân quá phân tán, quá mù mờ và thờ ơ về chính trị do đó chẳng thể tìm thấy bất kỳ sáng kiến ​​chính trị nào từ phía họ. Do đó mà sứ mệnh tạo nên những mối quan hệ bình thường giữa các dân tộc và nhà nước tồn tại ở Balkan với tất cả sức nặng lịch sử của nó được gánh trên vai của giai cấp vô sản Balkan.” ( Cùng nguồn. Trang 40.)

Vấn đề dân tộc ở Balkan chỉ có thể được giải quyết bởi giai cấp vô sản, kiên định trên chương trình độc lập giai cấp, cách mạng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa quốc tế. Như Trotsky đã nói:

“Sự bảo đảm về lịch sử cho sự độc lập của Balkan và tự do của Nga nằm ở sự hợp tác cách mạng giữa các công nhân Petersburg và Warsaw cũng như các công nhân ở Belgrade và Sofia.” (Ibid., Tr. 41-2.)

Và một lần nữa:

"Giống như ở Nga, gánh nặng chính của cuộc đấu tranh chống chế độ gia trưởng - quan liêu được đặt lên vai của giai cấp vô sản, do vậy mà giai cấp vô sản Balkan đang gánh trên mình sứ mệnh to lớn là thiết lập những điều kiện bình thường cho sự cùng tồn tại và hợp tác giữa nhiều dân tộc và chủng tộc trên bán đảo.” ( Cùng nguồn, Trang 30.)

Vì một Liên đoàn Xã hội chủ nghĩa Balkan!

Kinh nghiệm về Nam Tư xác nhận hoàn toàn lập trường của chủ nghĩa Marx đã nêu ở trên. Để có câu trả lời đúng chỉ cần đặt ra câu hỏi một cách cụ thể. Tám năm sau khi bắt đầu chiến sự, bảng cân đối thực sự cho sự sụp đổ của Nam Tư là gì? Có phải nó đã dẫn đến một sự tăng cường của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng? Nó đã mang các dân tộc tới gần nhau hơn? Nó đã giải quyết được bất kỳ vấn đề nào? Nó đã phát triển các phương tiện sản xuất? Câu hỏi bản thân nó đã tự trả lời. Sự tan vỡ của Nam Tư là một thảm họa tuyệt đối và là một thảm họa từ quan điểm của giai cấp công nhân. Và tội ác chống lại giai cấp công nhân này không bao giờ có thể được biện minh bằng cách viện dẫn đến quyền tự quyết của bất kỳ dân tộc nào. Và bây giờ chúng ta có cuộc đấu tranh quái dị mới đang diễn ra ở Kosovo. Tất nhiên chúng tôi ủng hộ quyền tự quyết cho Kosovar. Họ có quyền đối với lãnh thổ của mình, họ có quyền không bị áp bức và tàn sát. Nhưng mọi sự đâu đơn giản như vậy. Người ta phải luôn luôn cần tới sự thật, và sự thật là đây: Rằng một lần nữa số phận của một dân tộc nhỏ bé đã bị chủ nghĩa đế quốc thao túng và khai thác cho mục đích riêng của mình. Như chúng ta đã dự đoán từ đầu, khi đã lợi dụng xong Kosovar, NATO sẽ vứt bỏ và phản bội họ. Nó là vậy và sẽ luôn là vậy.

Nếu Kosovo được phép độc lập, chắc chắn nó sẽ có xu hướng hợp nhất với nhà nước Albania, do đó tạo ra quái vật Đại Albania, theo bước chân của Đại Croatia, Đại Serbia, Đại Bulgaria, Đại Hy Lạp. Nhà nước nhỏ bé của người Macedonia rất mong manh và có một dân tộc thiểu số Albania khá lớn. Và nếu Macedonia tan rã, một điều không thể tránh khỏi trong những trường hợp này là nó sẽ đi cùng chiến tranh. Và nó sẽ là một loại chiến tranh khác với những gì chúng ta đã thấy cho đến nay ở Balkan. Cuộc chiến ở Nam Tư là cuộc chiến chủ yếu giữa các dân quân. Nếu Macedonia tan rã, người Serb, người Albania, người Bulgaria, người Hy Lạp và cuối cùng là người Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả sẽ tham gia. Một cuộc chiến giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, hai thành viên của NATO, sẽ là một thảm họa đối với tất cả các dân tộc và là cơn ác mộng đối với người Mỹ. Đây là điều mà Washington không thể chấp nhận được. Họ đã cố gắng gây áp lực lên Milosevic để nhượng bộ. Khi điều này thất bại, họ đã gây ra một cuộc chiến không có kế hoạch hay tầm nhìn. Clinton được CIA thông báo rằng ném bom sẽ khiến Milosevic phải phủ phục chỉ sau vài ngày. Kế hoạch này đã thất bại và vị thế của Hoa Kỳ chỉ được cứu khi Nga gây áp lực với Milosevic để đi đến một thỏa hiệp. Nhưng với kết quả là gì?

Người Kosovo có quyền tự quyết, giống như người Serb, hoặc người Bosnia, hay người Kurd, người Macedonian, người Palestine. Chỉ có một vấn đề nho nhỏ. Làm thế nào là để giành được sự tự quyết này? Làm thế nào mà quyền này sẽ được thực hiện trong thực tế? Người Serb sẽ không tự nguyện từ bỏ quyền kiểm soát Kosovo, họ coi đó là một phần không thể thiếu của lãnh thổ Serb. Vấn đề là Kosovar, hoặc ít nhất là KLA, đã tìm đến chủ nghĩa đế quốc Mỹ để giúp đỡ họ. Cuộc phiêu lưu quân sự của NATO ở Kosovo đã giải quyết được gì? Không gì cả. Nó làm cho tình hình tồi tệ hơn gấp ngàn lần, gieo hạt giống của những cuộc chiến và ác mộng mới. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa sô vanh ở Balkan, như mọi khi, đóng một vai trò nguy hiểm và dẫn đến một sự bế tắc đẫm máu. Các nhà lãnh đạo phản động của KLA, đã được chủ nghĩa đế quốc Mỹ cài đặt vào các vị trí quyền lực, hiện đang đóng một vai trò quái dị nhất. Trong khi giết người, đàn áp công nhân và nông dân người Serb, họ đang cố gắng chiếm giữ tất cả các vị trí quan trọng, đồng thời lấp đầy túi mình bằng sự cướp bóc, tống tiền, buôn bán ma túy và các hình thức tội phạm khác. Nhưng có những giới hạn đối với những gì KLA sẽ có thể đạt được. Người Albania ở Kosovo sẽ sống trong hối tiếc vì niềm tin mà họ mù quáng đặt vào lời hứa tốt lành của chủ nghĩa đế quốc.

Mặc dù Washington đang tuyệt vọng để thoát khỏi Kosovo, nhưng họ đã bị mắc kẹt ở đó và sẽ vẫn còn như vậy trong một thời gian. Tiếp sau là một “người anh lớn” khác vẫn đang ẩn nấp sau màn nhung, nước Nga, kẻ có mối quan tâm đến khu vực đó. Mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ đang gia tăng mọi lúc. Do vậy mà Moscow hiện đang khuyến khích Milosevic đưa ra vấn đề về việc kiểm soát người Serb ở Kosovo một lần nữa. Thật vậy, trong luật pháp quốc tế, theo thỏa thuận được đưa ra để thỏa hiệp giữa Belgrade và NATO nhằm chấm dứt chiến sự, về chính thức Kosovo vẫn là một phần của lãnh thổ Nam Tư. Về phần mình, NATO (nghĩa là chủ nghĩa đế quốc Mỹ) không muốn một Kosovo Albania độc lập, bởi vì họ lo ngại (không phải không có lý do) rằng điều này sẽ dẫn đến sự hình thành của Đại Albania, điều ngay lập tức sẽ gây bất ổn cho Macedonia và Montenegro, châm ngòi cho những cuộc chiến mới, thậm chí khủng khiếp hơn. Mâu thuẫn này chắc chắn sẽ có nghĩa là đến một giai đoạn nhất định Kosovo Albania sẽ xung đột với lực lượng NATO. Chúng tôi đã dự đoán trước điều này và nó đã bắt đầu với các cuộc đụng độ trong chương trình Mitrovica. Do đó, toàn bộ vấn đề là hoàn toàn không có gì đã được giải quyết và đó trở thành cơn ác mộng cho tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, một lần nữa, nỗ lực giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản chỉ có thể kết thúc trong thảm họa.

Từ lâu, Engels đã giải thích rằng điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề dân tộc ở Balkan là loại bỏ sự can thiệp của các cường quốc nước ngoài. Lúc đó ông đang nghĩ chủ yếu tới nước Nga. Về sau, Đức và Ý đã đóng vai trò nguy hiểm tương tự. Bây giờ Hoa Kỳ và Đức tiếp nối. Chỉ bằng cách lật đổ chủ nghĩa tư bản, nó mới có thể phá vỡ sự bóp nghẹt của chủ nghĩa đế quốc trên Balkan và cho phép một sự thay thế dân chủ thực sự cho cái quái dị được biết đến trong lịch sử dưới tên gọi “Balkanisation”. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể đạt đến vị trí mà như Engels đã viết:

“Người Magyar, Roumanian, Serbian, Bulgarian, Arnaut [ tên người Albania trong tiếng Thổ], người Hy Lạp, người Armenia và người Thổ Nhĩ Kỳ, cuối cùng, sẽ ở một vị thế để giải quyết sự khác biệt giữa họ mà không có sự can thiệp của các cường quốc nước ngoài, thiết lập giữa họ những đòi hỏi và mong muốn của riêng họ. "(MECW, tập 27, trang 47.)

Chỉ có một con đường phía trước là trở về vị trí của Lênin. Ông không ngại nói với người Ba Lan vào năm 1916 rằng độc lập không phải là giải pháp, rằng điều tưởng như không tưởng, cách duy nhất để họ có thể giành được độc lập thực sự là cách mạng ở Nga và ở Đức. Sự thật tương tự phải được nói với người Kosovar ngày hôm nay. Nỗ lực giải quyết vấn đề của họ trên cơ sở của sự hẹp hòi dân tộc đã không dẫn tới đâu. Lối thoát duy nhất là sự thiết lập quyền lực của công nhân ở Serbia cũng như toàn bộ Nam Tư cũ. Điều này chỉ có thể đạt được bằng sự đoàn kết chiến đấu của toàn thể công nhân và nông dân Nam Tư.

Các công nhân và nông dân của Serbia, Croatia, Macedonia và thậm chí cả Kosovo, giờ đây phải nhìn lại một cách đăm chiêu về thời kỳ Tito, thứ dường như là một giấc mơ đẹp so với mớ hỗn độn đẫm máu của hiện tại. Việc khôi phục một liên đoàn của tất cả các dân tộc, dựa trên nền kinh tế kế hoạch được quốc hữu hóa, là một điều cần tuyệt đối. Nhưng một liên đoàn như vậy phải được kiểm soát và quản lý một cách dân chủ bởi chính nhân dân lao động, chứ không phải bởi các nhóm quan chức đặc quyền, lợi dụng sự khác biệt dân tộc cho lợi ích nhỏ nhen của chính họ, đó là một Liên đoàn Xã hội Balkan. Chỉ có nhân dân lao động là không có hứng thú để áp bức những người có quốc tịch khác. Đó là lý do tại sao, như Lenin thường lặp đi lặp lại, giải pháp của vấn đề dân tộc chỉ có thể đạt được khi giai cấp vô sản nắm quyền lực vào tay mình. Bất kỳ giải pháp nào khác dù tốt nhất cũng chỉ dẫn đến sự tiến một phần và không ổn định, hoặc tệ nhất là thảm họa tuyệt đối. Số phận của Nam Tư cũ là một cảnh báo nghiệt ngã cho tất cả người lao động về mặt này.

Đối với một chính sách quốc tế!

“Chỉ mình anh ta có tổ quốc, chủ nhân của tài sản hoặc ở bất kỳ mức độ nào của quyền tự do và tài sản để trở thành một. Không có điều đó thì anh ta không có tổ quốc.” ( Weitling)
“Công nhân không có tổ quốc.” ( Tuyên ngôn Cộng sản )

Vấn đề dân tộc là một chủ đề rộng lớn đến nỗi tài liệu này không cố vờ như nó là nhiều hơn sự tóm tắt của những điểm chính của vị trí Marxist. Đó chỉ là điểm khởi đầu của một cuộc tranh luận sâu rộng hơn về vấn đề này mà thông qua đó phong trào lao động có thể tới một vị trí rõ ràng và nguyên tắc. Thông qua một cuộc thảo luận nghiêm túc về vấn đề dân tộc, chúng ta có thể nâng cao trình độ của những người lao động và thanh niên tiên tiến, chúng ta có thể có một tác động lớn trên quy mô thế giới, và đặt nền tảng cho việc xây dựng một phong trào quốc tế trên nền tảng vững chắc của lý thuyết Marxist. Trong Tuyên ngôn Cộng sản, Marx và Engels đã chỉ ra rằng nhiệm vụ đầu tiên của giai cấp vô sản là “thanh lý các đại biểu tư sản của chính mình”, để lật đổ giai cấp tư sản của chính nước mình, và đặt mình lên vị trí đứng đầu dân tộc. Nhưng họ cũng nói thêm rằng “mặc dù không thực chất, nhưng về hình thức, cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản trước tiên sẽ là cuộc đấu tranh dân tộc.” Điều đó có nghĩa là gì? Rõ ràng là giai cấp công nhân trước tiên phải chinh phục quyền lực ở chính đất nước mình. “Vì giai cấp vô sản trước hết phải có được quyền lực chính trị, phải vươn lên trở thành giai cấp hàng đầu của dân tộc, phải tạo thành quốc gia của chính họ, mặc dù không phải theo nghĩa tư sản của từ này.”

Nhưng, theo Marx, đây chỉ là hình thức chứ không phải nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một khi đã chinh phục được quyền lực ở một quốc gia, người lao động sẽ phải đối mặt với sự chống đối của giai cấp tư sản của các quốc gia khác. Do đó, ý nghĩa bên trong của cuộc cách mạng vô sản không phải là quốc gia, mà là quốc tế, và cuối cùng không thể thành công cho đến khi nó lan sang các nước tư bản chính.

Chủ nghĩa quốc tế không khoan nhượng trong Tuyên ngôn Cộng sản bùng cháy trên mọi dòng:

“Sự khác biệt quốc gia và sự đối nghịch giữa các dân tộc ngày càng biến mất, do sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do thương mại, với thị trường thế giới, về sự đồng nhất trong phương thức sản xuất và trong điều kiện sống tương ứng.

“Quyền tối cao của giai cấp vô sản sẽ khiến họ biến mất nhanh hơn nữa. Hành động thống nhất của các nước văn minh hàng đầu, ít nhất, là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng của giai cấp vô sản.

“Có một sự tương ứng khi sự bóc lột của một cá nhân này bị chấm dứt, sự bóc lột một quốc gia này bởi một quốc gia khác cũng sẽ chấm dứt. Ngược lại sự đối nghịch giữa các giai cấp trong quốc gia tan biến thì sự thù địch của một quốc gia này đối với một nước khác sẽ kết thúc. "[quote]

Tất nhiên, đối với những người theo chủ nghĩa Mác, lý thuyết là một hướng dẫn để hành động. Đó là một nghĩa vụ cơ bản để đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của áp bức dân tộc, phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và bất công. Điều cần thiết là phải xây dựng ở mỗi quốc gia một chương trình cụ thể về nhu cầu trong khía cạnh này. Nếu không có cuộc đấu tranh hàng ngày để tiến lên dưới chủ nghĩa tư bản, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ là một điều không tưởng. Quần chúng chỉ có thể được huấn luyện và tôi luyện cho trận chiến cuối cùng thông qua việc tham gia vào một loạt các trận chiến một phần và thất bại từ các cuộc đình công, biểu tình, v.v ... Rõ ràng là đúng và cần thiết để đấu tranh cho mọi tiến bộ, bất kể là một phần, có xu hướng cải thiện điều kiện của quần chúng. Điều đó không những chỉ áp dụng cho cải cách xã hội, giáo dục, y tế và nhà ở, lương hưu, v.v… mà còn để đòi hỏi dân chủ trên một mức độ mà những người này giữ được sức sống tối thiểu.

Ví dụ, ở Anh, cần phải đấu tranh cho việc xóa bỏ chế độ quân chủ và Hạ viện, những di tích phản động của chế độ phong kiến. Ở mọi quốc gia, chúng tôi ủng hộ quyền của phụ nữ và sẽ đấu tranh cho luật pháp tiên tiến nhất trong các lĩnh vực này như phá thai và ly hôn. Điều đó cũng áp dụng cho vấn đề dân tộc. Những người Marxist Anh cung cấp hỗ trợ quan trọng cho quyền tự trị của Scotland và xứ Wales. Đây là một nhu cầu dân chủ cơ bản, và tất nhiên, bắt buộc đối với những người theo chủ nghĩa Marx phải hỗ trợ bất kỳ nhu cầu dân chủ nào có nội dung tiến bộ dù nhỏ nhất. Tất nhiên, việc thừa nhận một quốc hội cho xứ Wales và Scotland sẽ không giải quyết được bất cứ điều gì cơ bản, nhưng nó vẫn là một cải cách dân chủ một phần mà không một nhà xã hội chủ nghĩa nào có thể phản đối.

Tuy nhiên, điều này là không đủ. Trong điều kiện hiện đại, không cải cách nào, dù là kinh tế, xã hội hay dân chủ, có thể tồn tại lâu dài trừ khi nó dẫn đến một sự thay đổi cơ bản trong xã hội. Ngay từ năm 1920, tại Đại hội lần thứ hai của Quốc tế Cộng sản, Lenin đã chỉ ra rằng vấn đề dân tộc chỉ có thể được giải quyết bằng chiến thắng của giai cấp vô sản, và ông đã loại bỏ khỏi chương trình của Quốc tế khẩu hiệu của phong trào dân chủ tư sản, thay thế nó bằng khẩu hiệu: “phong trào giải phóng dân tộc”. Tầm quan trọng của điều này đã hoàn toàn mất đi đối với những người “Marxist” thiếu não, những người đã chịu áp lực từ các nhà lãnh đạo dân tộc tư sản và tiểu tư sản, những người đòi hỏi giai cấp công nhân phải gác lại cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và phụ thuộc vào “cuộc đấu tranh dân tộc” - nghĩa là chấp nhận sự lãnh đạo của các thành phần dân tộc tư sản và trung lưu. Ngược lại, Lenin giải thích rằng trong thời đại hiện đại, giai cấp tư sản không có khả năng giải quyết vấn đề dân tộc. Lập trường của Lênin đã được Trotsky tóm tắt như sau:

[quote]“Quyền tự quyết dân tộc dĩ nhiên là một nguyên tắc dân chủ và không phải là một nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Nhưng các nguyên tắc dân chủ thực sự chỉ được hỗ trợ và thực hiện trong thời đại của chúng ta bởi giai cấp vô sản cách mạng; vì lý do này mà chúng ta xen kẽ nó với các nhiệm vụ xã hội chủ nghĩa.” (Trotsky, Các bài viết, 1939-40, Tr. 45, nhấn mạnh của chúng tôi.)

Đó là vị trí chân chính của chủ nghĩa Marx mà chúng ta bảo vệ. Trong điều kiện ngày nay, ở mọi giai đoạn cần phải liên kết một cách vững chắc cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ với viễn cảnh của sự chuyển đổi sang xã hội chủ nghĩa xã hội, tức là chiếm đoạt của các chủ ngân hàng và tư bản. Và điều kiện tiên quyết cho điều này là sự thống nhất vô điều kiện của giai cấp công nhân và các tổ chức của nó. Khẩu hiệu chiến đấu của chúng ta không phải là : “dân tộc này chống lại dân tộc khác” mà là “Giai cấp chống lại giai cấp!” Hơn nữa, mục tiêu của chúng tôi không giới hạn trong một quốc gia. Đó là chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Đó là vị trí của tất cả những người Marxist vĩ đại trong quá khứ. Năm 1916, trong thời kỳ phản động đen tối khi châu Âu đang ở trong một cuộc chiến thảm khốc, Lenin đã viết:

“Mục đích của chủ nghĩa xã hội không chỉ là chấm dứt sự phân chia nhân loại thành các quốc gia nhỏ bé và sự cô lập của các quốc gia dưới mọi hình thức, mà còn là sự tái lập các quốc gia và sự hợp nhất họ.” (LCW, Cách mạng xã hội chủ nghĩa và Quyền của các dân tộc để tự quyết , tháng 1-tháng 2 năm 1916, tập 22,)

Bất chấp tất cả những bằng chứng, những người biện hộ cho chủ nghĩa tư bản không muốn thừa nhận, điều ngày càng rõ ràng trong mắt mọi người: rằng chính dân tộc hiện đóng vai trò thụt lùi tương tự như chủ nghĩa phong kiến ​​cũ, rào cản địa phương và phí cầu đường của quá khứ. Sự phát triển hơn nữa của văn hóa và văn minh nhân loại sẽ chỉ có thể thông qua việc phá hủy hoàn toàn các rào cản cổ xưa này và thay thế chúng bằng sự phát triển có kế hoạch và hài hòa của lực lượng sản xuất trên quy mô thế giới. Chủ nghĩa dân tộc không lỗi thời, nhưng chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa là hy vọng duy nhất cho loài người. Như Leon Trotsky đã giải thích, mục tiêu của các nhà xã hội không phải là việc xây dựng các biên giới mới, những rào cản mới trên con đường tiến bộ của loài người, mà là sự xóa bỏ mọi biên giới và tạo ra một trật tự thế giới xã hội chủ nghĩa mới:

“Tất cả các biên giới nhà nước chỉ là những kẻ kìm hãm lực lượng sản xuất. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản không phải là giữ gìn hiện trạng, tức là duy trì biên giới, mà trái lại bằng công việc cách mạng của mình nhằm tạo ra Liên hiệp xã hội chủ nghĩa của các quốc gia Châu Âu và toàn thế giới .” (Trotsky, Bài viết 1935-36.)

Luân Đôn, ngày 25 tháng 2 năm 2000.

 

Join us

If you want more information about joining the RCI, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.